CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 269

Trẻ có thể không thích học và thậm chí ghét học. Nhưng khi chúng hiểu

rõ rằng ai cũng phải học nếu muốn có nhiều lựa chọn ở tuổi trưởng thành,
rằng hạnh phúc cũng như thành công của chúng phụ thuộc nhiều vào việc
chúng học như thế nào trong giảng đường ngày hôm nay, chắc chắn trẻ sẽ
học tập tự giác hơn để đạt kết quả tốt.

Bất cứ một tập thể nhỏ nào (ở đây là gia đình) cũng phải có những quy

định thành văn và/hoặc bất thành văn buộc mọi thành viên tuân theo để
cuộc sống chung bớt đi những xáo trộn, gây ảnh hưởng đến từng thành
viên. Khi đứa trẻ phạm quy và bạn nghĩ cần phải nhắc nhở hay áp dụng biện
pháp kỷ luật thì việc mà bạn phải làm là giúp con cái nhận ra lợi ích đằng
sau những biện pháp ấy. Khi bị người lớn rầy la, trẻ có khuynh hướng chỉ
biết đến cảm xúc tiêu cực trong lòng mà bỏ qua nguyên cớ tốt đẹp hàm
chứa trong mỗi lời phê bình con trẻ của chúng ta. Suy cho cùng, kỷ luật là
gì nếu không phải là một biện pháp làm cho trẻ tốt hơn? Nếu không làm cho
trẻ hiểu được điều đó thì dù bạn có la mắng hay đánh đòn cũng chẳng có tác
dụng gì nhiều.

Xin bạn hãy nghĩ về điều này một chút, chúng ta thường trách mắng con

cái như thế nào? Có phải bạn khiển trách con theo một nghĩa tích cực nhất,
tức là khiến chúng tiếp nhận một cách dễ dàng? Hay bạn chỉ la mắng con
cho hả cơn giận dữ, thất vọng đang sôi sục trong lòng, còn bất kể chúng tiếp
nhận ra sao cũng mặc? Bạn nghĩ con mình có cảm giác ra sao khi bạn trách
móc, đay nghiến hay mắng chửi chúng? Đối tượng tiếp nhận thường không
nhớ những lời bạn nói mà chỉ nhớ cảm giác mà bạn dấy lên trong lòng
chúng, đó là vì trí nhớ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái cảm xúc. Nếu
muốn con cái ghi nhớ những điều ĐÚNG ĐẮN, bạn phải đặt chúng vào
tâm trạng PHÙ HỢP trước đã.

BẠN LÀ MỘT “SẾP” NHƯ THẾ NÀO?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.