Từ cuộc thử nghiệm mang tên Edith đến nay, lịch sử đã ghi nhận nhiều
trường hợp về những đứa trẻ ra đời với chỉ số thông minh (IQ) trung bình,
nhờ được nuôi dưỡng và học hành trong môi trường học tập lý tưởng mà
bộc lộ khả năng siêu phàm.
Gần đây (năm 2000) trên các phương tiện truyền thông, người ta thường
nhắc đến trường hợp của Farooq Yusof (một nhà toán học người Mã Lai),
ông tự dạy học ở nhà cho con bằng các phương pháp học tập siêu tốc tương
tự.
Kết quả của quá trình rèn luyện cao độ này là tất cả bốn người con của
Yusof đều thể hiện tài năng từ rất sớm. Sufiah được nhận vào trường Đại
Học Oxford năm 13 tuổi. Aisha và Iskanda được nhận vào trường Đại Học
Warwick ở tuổi 16 và 13. Đặc biệt, người con út của ông, Zuleila, dự thi
vào trường Cambridge vào năm lên 6.
Phải chăng bạn nghĩ tôi nêu ra những ví dụ trên là để cổ súy cho việc
các bậc cha mẹ nên mở “lò luyện” con cái thành thần đồng? Rất tiếc, câu trả
lời của tôi là “Không”.
Bản thân tôi tin rằng việc kích thích cao độ trí tuệ của trẻ sẽ ảnh hưởng
không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của chúng. Bên cạnh việc tạo
điều kiện phát triển trí tuệ cho con, những người làm cha làm mẹ cũng cần
có sự quan tâm nhất định đến quá trình phát triển tâm lý và đời sống tinh
thần của con cái. Để sống thành công và hạnh phúc, con người cần phải có
một trí tuệ phát triển, một cơ thể khỏe mạnh, một nhân cách đẹp, một lối
sống tích cực và hài hòa trong những mối quan hệ với gia đình, xã hội và
thiên nhiên.
Chính vì thế, tôi không hề muốn hai đứa con gái của tôi (hiện lên ba và
bốn tuổi) tham gia vào những chương trình rèn luyện trí tuệ cao độ như
những người cha đã đề cập ở trên. Tôi muốn các con tôi được tận hưởng