CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 44

niềm vui hồn nhiên, vô tư lự của tuổi thơ, để khi lớn lên các cháu sẽ trưởng
thành cả về trí tuệ lẫn tâm hồn theo một nhịp độ tự nhiên.

Mặc dù nhiều đứa trẻ trong “lò luyện thiên tài” thật sự có được bộ óc

siêu việt, trí thông minh xuất chúng, nhưng không phải ai cũng thành công
và hạnh phúc trong cuộc sống. Khá nhiều em trong số đó mắc phải cái gọi
là “hội chứng thần đồng”. Những em này thường có tâm lý không ổn định,
thất bại trong việc tạo dựng một lối sống hài hòa cân bằng, thậm chí chúng
thiếu hẳn những kỹ năng xã hội cần thiết. Chúng cũng gặp khó khăn trong
việc hòa nhập vào đám bạn cùng trang lứa nói riêng và ngoài xã hội nói
chung. Nhiều “thần đồng” trong độ tuổi trưởng thành lâm vào cảnh cô đơn
bởi lối sống lệch lạc, khép kín, vì thế mà gặp khó khăn trong việc tận hưởng
những niềm vui bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Điển hình là trường hợp của Sufiah Yusof, cô được tuyển vào học ở Đại

Học Oxford danh giá vào năm 13 tuổi nhưng chỉ hai năm sau, cô đã bỏ nhà
ra đi, quyết định trở thành bồi bàn để thoát khỏi những áp lực và đòi hỏi
nghiệt ngã từ người cha.

Thông qua những điều trình bày ở trên, tôi muốn nhấn mạnh một điểm

rằng: HẾT THẢY chúng ta ai cũng có tiềm năng và cơ hội trở thành nhân
tài, rằng trí thông minh quả thật có thể được khai thác, phát triển và bồi
dưỡng thông qua các phương pháp đào tạo đặc biệt. Tuy nhiên, không nên
gượng ép, bắt con trẻ phải phát triển thành “thiên tài”. Để chúng có một
cuộc sống thành công và hạnh phúc, những phương pháp nuôi dạy con
thành tài đều phải được thực hiện đúng cách, vào đúng độ tuổi và hài hòa
với nhịp độ phát triển tự nhiên của trẻ.

TỪ HỌC LỰC YẾU KÉM ĐẾN HỌC SINH XUẤT SẮC TOÀN

DIỆN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.