CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 287

hành của Hàn Quốc, việc dạy chữ đang được tiến hành một phần
ở giai đoạn mầm non. Không còn giống như trước đây là trẻ vào
lớp 1 mới bắt đầu học nữa. Tuy nhiên, ở giai đoạn mầm non, việc
dạy học chữ, toán học không phải là mục tiêu giáo dục trọng tâm.
Mục tiêu quan trọng nhất chính là giúp trẻ có được trạng thái ổn
định về mặt tình cảm, làm quen với các quy tắc xã hội, cách tạo
mối quan hệ với người khác, xác lập tính cách ban đầu. Về mặt
phát triển trí tuệ, đây là thời điểm trẻ bắt đầu trực tiếp tiếp xúc
với những sự vật đa dạng, tìm hiểu sự liên quan giữa chúng. Nếu
bỏ qua quá trình này mà bắt đầu học chữ luôn có thể sẽ khiến khả
năng học hỏi của trẻ bị hạn chế. Bởi khi đó, năng lực suy nghĩ, độ
sâu sắc của suy nghĩ ở trẻ chưa phát triển đầy đủ.

Ví dụ, các bé học chữ sớm, khi nhìn tranh, ảnh trong cuốn sách
thiếu nhi sẽ chỉ tập trung đọc chữ có trên đó. Thế nhưng phần chữ
ở trong bức tranh lại chỉ thể hiện một phần rất nhỏ nội dung tổng
thể mà bức tranh gửi gắm. Thông điệp mà bức tranh truyền tải rất
lớn, tất cả màu sắc, cấu trúc, hình thái trong bức tranh đều chứa
đựng ý nghĩa. Nếu chỉ tập trung vào phần chữ, trẻ sẽ bỏ qua thông
điệp đa dạng, phong phú, ý đồ họa sĩ truyền đạt trong đó. Trẻ sẽ
không thể hiểu sâu sắc nội dung cuốn sách.

Ngược lại, những bé chưa biết chữ khi tự xem sách thiếu nhi có
hình ảnh thì sẽ một mình tự khám phá toàn bộ cuốn sách. Bé sẽ
mường tượng lại những nội dung bố mẹ đã đọc cho mình, tưởng
tượng và bổ sung thêm câu chuyện của riêng mình vào trong đó.
Mặc dù các bé biết chữ sẽ dễ tiếp cận với những cuốn sách thiếu
nhi hơn nhưng các bé chưa biết chữ lại thích những cuốn sách
tranh hơn và có thể đọc đi đọc lại một cuốn sách rất nhiều lần.
Chính vì đọc nhiều lần nên bé sẽ càng hiểu cuốn sách sâu sắc hơn.

Vì vậy, tôi thành thực khuyên bố mẹ khi đọc truyện có tranh vẽ
cho con, thay vì tập trung vào phần chữ, hãy tạo nên các câu
chuyện tự do dựa trên các bức tranh và kể cho con nghe. Việc đọc
rõ từng chữ, từng chữ để bé dễ dàng theo dõi mạch truyện là một
cách hiệu quả. Độ tuổi mà bé có thể theo dõi diễn biến của câu
chuyện là từ 4 tuổi trở lên. Trước đó, phần lớn các bé sẽ hứng thú
với một, hai cảnh chính hơn là toàn bộ câu chuyện. Khi đó, mẹ
nên cho con xem những bức tranh và từ đó sáng tạo ra các câu

286

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.