CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 428

phải nói dối nhưng con vẫn hay nói dối. Đó là các bé dễ bị lôi kéo,
kích động. Trong trường hợp này, bố mẹ cần thường xuyên nói
chuyện với con để tìm ra phương pháp điều chỉnh. Bố mẹ hãy
thuyết phục con rằng nhu cầu của con người là không có giới hạn,
nhưng chúng ta phải biết kiểm soát nó trong một giới hạn nào đó,
có như vậy ta mới học được cách làm chủ cảm xúc. Quá trình này
sẽ không hề dễ dàng và đôi lúc cần tới sự hỗ trợ của chuyên gia
tâm lý. Nếu bố mẹ nổi nóng quá mức với sự quá khích của con và
cảm thấy khó có thể giáo dục con một cách nhẹ nhàng thì nên tới
gặp chuyên gia trước khi mọi chuyện quá muộn.

Câu hỏi phụ: Con dần dần nói dối nhiều hơn

Đối với những lời nói dối ngày một nhiều hơn, việc tìm hiểu cảm
xúc của con một cách nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả. Mẹ hãy
giúp con gọi tên được cảm xúc của mình như: “Con làm như vậy
vì sợ mẹ nói là con đã sai sao?”, “Con làm như vậy vì sợ mẹ không
thích à?”. Ban đầu, vì xấu hổ trẻ sẽ không thừa nhận điều đó nên
mẹ hãy nói với con rằng: “Trước đây mẹ cũng từng có lần như vậy
đấy. Mẹ mong là mẹ con mình sẽ nói chuyện với nhau một cách
thành thật, thoải mái nhé”. Qua vài lần như vậy, tâm lý tìm cách
phòng ngự thông qua những lời nói dối của con sẽ dần mất đi.

Sau đó mẹ hãy kiên nhẫn dạy cho con hiểu rằng: “Con cũng có thể
nói dối vì con muốn tránh bị mẹ mắng đúng không nào. Tuy
nhiên nếu con thành thật thì dù là chuyện gì mẹ cũng có thể chấp
nhận. Hơn nữa, càng gần gũi thì chúng ta càng phải thành thật
với nhau. Vì chúng ta phải tin tưởng và sống nương tựa vào nhau
mà”. Phải làm như vậy thì con mới có thể nuôi dưỡng được đạo
đức. Nếu chỉ tập trung vào lời nói dối của con mà phê phán thì
con sẽ dễ trở thành người hai mặt, bề ngoài thì tỏ ra đạo đức
nhưng bên trong lại không hề như vậy.

427

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.