với thuốc diệt cỏ là điều làm HAC lo lắng nhất: cho dù tác động đến sức
khỏe người dân vẫn mập mờ, nhưng hậu quả ngoài dự kiến mà người dân
Việt Nam phải chịu sau các đợt tấn công Ranch Hand là quá rõ, đặc biệt là
tác hại của chương trình phá hủy mùa màng đối với nhu cầu dinh dưỡng của
người dân. Khi trở về Mỹ với các mẫu đất và sữa mẹ, Meselson và nhóm
khảo sát đã viết thư gửi các quan chức chính phủ cấp cao, kể cả tổng tư lệnh
MACV là ông Creighton Abrams, đại sứ Bunker và ngoại trưởng William
Rogers. Lá thư gồm những thông tin chi tiết đối lập với tuyên bó của quân
đội là chỉ tiến hành Ranch Hand ở vùng xa dân cư.
Những tranh cãi xung quanh bài báo cáo của Bionetics đè nặng lên HAC.
Bốn năm trước, E. W. Pfeiffer đã yêu cầu có điều tra khoa học độc lập để
tìm hiểu về những tác động lâu dài của chiến tranh diệt cỏ đối với môi
trường Việt Nam, chứ không phải là con người. Nhưng phái đoàn HAC đã
gióng lên hồi chuông báo động mới, rằng không chỉ đời sống thực vật mà cả
sức khỏe con người đều đang ở trong tình trạng vô cùng nguy cấp. Ngay cả
khi kết luận về tác động tới sức khỏe con người còn chưa rõ lắm, thì các
thành viên phái đoàn vẫn khẳng định rằng hệ sinh thái miền Nam Việt Nam
đang ở trong tình trạng thiệt hại lớn và có thể không phục hồi được. Tờ
“Khoa học” đã đưa tin về những kết quả chính của chuyến đi và kết quả này
cũng được báo cáo tại cuộc họp thường niên của AAAS tại Chicago năm
1970:
— Một phần năm tới một nửa rừng đước của miền Nam Việt Nam, tổng
diện tích khoảng 1400 km vuông, đã bị “hoàn toàn bị phá hủy,” và ngay cả
bây giờ, nhiều năm sau khi phun thuốc, hầu như không có dấu hiệu của sự
tái sinh.
— Khoảng một nửa số cây ở rừng gỗ cứng trưởng thành phía bác và tây
Sài Gòn đã chết, và một sự xâm lấn ồ ạt của những cây tre vô giá trị có khả
năng sẽ chiếm toàn bộ diện tích này trong các thập kỷ tới.
— Chương trình tàn phá mùa màng của Quân đội, với mục đích chặn
nguồn lương thực của binh lính đối phương, đã “thất bại” hoàn toàn, bởi vì
gần như toàn bộ lương thực bị phá hoại thực chất là của những người dân
địa phương, đặc biệt là người Thượng ở Tây Nguyên.