chiến tranh hay thậm chí đến tận bây giờ. Đây chính là cơ sở chính cho ra
đời Đạo luật về Chất độc da cam năm 1991, trong đó chính phủ Mỹ cam kết
điều trị cho những binh lính Mỹ mang bệnh “được giả định là” do tiếp xúc
với Chất độc da cam.
Alvin L. Young, nguyên là nhà khoa học làm việc cho dự án của Không
Quân Mỹ, đã nghiên cứu sâu về Chất độc da cam và di chứng của nó và tiến
xa thêm một bước. Ông vận dụng chiến lược có thể coi là khôn ngoan nhất
để tránh việc chứng minh hậu quả vốn đang gặp khó khăn: “Việt Nam và
Chất độc da cam giờ không chỉ là vấn đề chính sách công mà còn liên quan
tới y học và khoa học. Chúng ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ binh lính của
chúng ta, như thế là đúng đắn. Nhưng chính phủ Mỹ cũng nên nhìn nhận
rằng nhiều quân nhân Việt Nam cũng có nguy cơ mắc một loạt bệnh tật do
trận chiến ấy. Vậy tại sao chúng ta không điều trị và trợ cấp cho tất cả binh
lính hai nước mà cứ phải tập trung vào Chất độc da cam?”.
Điều đáng chú ý là, giải pháp này rất giống quan điểm chính sách của một
nhà ngoại giao làm việc tại đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Ông đã đồng ý chia
sẻ với tác giả với điều kiện không tiết lộ danh tính. Ông cũng là một chuyên
gia về vấn đề ý tế công cộng và phát triển. Ông cho biết: “Cái nghèo vẫn tồn
tại nhiều nơi tại Việt Nam, và vẫn còn biết bao khó khăn trong việc xác định
chính xác ai là nạn nhân Chất độc da cam. Vậy tại sao chúng ta phải phí
công sức lẫn tài nguyên chỉ để ngăn cản những người này không được nhận
gói cứu trợ rộng rãi hơn từ Washington?” Đây là hướng đi tốt nhất để tiến
tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước, một bước quan trọng để có
được ngày nay.
Chất độc da cam là một chủ đề lịch sử nhưng đáng ngạc nhiên là nó ít
được các nhà sử học quan tâm. Tuy nhiên, các nhà sử học lại viết nhiều về
các chất hóa học và chính sách quốc gia của Mỹ. Hai điển hình tiêu biểu là
Thomas Dunlap với cuốn DDT: nhà khoa học, nhân dân và chính sách công
(lời dịch giả: DDT là tên một loại thuốc diệt côn trùng được phát minh bởi
một nhà hóa học Thụy Sĩ, Paul Miller vào năm 1938. DDT bị cấm sử dụng
vào 30 năm sau đó bởi những hậu quả gây ra cho thiên nhiên, con người);
Edmund Russell với cuốn Chiến tranh và thiên nhiên: Con người và côn