CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 182

sách Những vũ khí của ngày mai. Trong cuốn sách, vị tướng bày tỏ sự tán
thành đối với vũ khí sinh hóa học, coi việc Mỹ sử dụng chúng thay cho vũ
khí hạt nhân và vũ khí thông thường là vô cùng nhân đạo. Theo quan điểm
của ông, vũ khí hóa sinh học nhân đạo bởi vì chúng có thể làm kẻ địch mất
khả năng chiến đấu hoặc chỉ tiêu diệt một số người ít nhất có thể để đạt được
lợi thế chiến thuật cao nhất. Những lời bình luận của Meselson về cuốn sách
đã gạt bỏ cái logic “nhân đạo” đó bằng cách chứng minh rằng, ngay cả khi
giành được chiến thắng trong chiến tranh nhờ sử dụng các vũ khí mới không
gây sát thương, cũng không tàn phá thành phố, thì sự thành công của chiến
thuật này cũng sẽ khiến cho nhiều đất nước nhỏ yếu hơn muốn có được loại
vũ khí rẻ và dễ sử dụng này. Như Meselson đã nhận định, năm 1970, những
điều Rothschild vẽ ra đã trở thành sự thật ở Việt Nam. J. W. Fulbright tán
thành lập luận của Meselson. Vào tháng Hai năm 1970, ngài thường nghị sĩ
đã viết thư gửi Nixon, thuyết phục tổng thống chấm dứt hoạt động của người
tiền nhiệm, ngừng chiến tranh hóa học tại Việt Nam.

Những bước trước lại không có hiệu quả. Trong nỗ lực giảm thiểu và làm

chệch hướng chú ý chính trị của phe đối lập về chiến tranh hóa học ở Việt
Nam sau tuyên bố của Nixon, các nhà cầm quyền đã quả quyết rằng phạm vi
cấm của Nghị định thư Geneva không bao gồm thuốc diệt cỏ và các chất
kiểm soát bạo loạn (tên gọi khác của hơi cay, được Mỹ sử dụng rộng rãi
trong chiến tranh tại Việt Nam). Nhà Trắng tìm cách tránh né các cuộc tranh
luận với Liên Hiệp Quốc và ở Mỹ về mức độ tuân thủ các điều luật quốc tế
của nước này. Trong khi đó, các quan chức Lầu Năm Góc đang cố gắng để
có thể tiếp tục sử dụng hóa chất tàn phá cây cỏ và đánh bại đối phương, vì
họ vẫn tin rằng thuốc diệt cỏ có giá trị chiến thuật rất lớn và khá vô hại ở
Việt Nam cũng như các chiến trường trong tương lai. Chính sách của Nixon
chỉ “bọc đường” của những quan điểm mà Meselson và các đồng nghiệp -
trong khi Nhà Trắng khăng khăng bám lấy cách họ diễn dịch Nghị định thư
Geneva, thì các nhà khoa học vẫn giữ quan điểm trái chiều. Trước khi HAC
rời Mỹ tới Việt Nam, các thành viên của phái đoàn này đã báo với những
người có uy thế ở Quốc hội về chuyến đi của họ và nói rằng những phát hiện
sau này của họ sẽ rất hữu ích trong hành động phản đối Nhà Trắng. Các nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.