Chiến lược chính của các nhà khoa học phản đối chiến tranh diệt cỏ tại
miền Nam Việt Nam là liên kết mục tiêu bảo vệ thiên nhiên trong chiến
tranh với mục tiêu bảo vệ dân thường không tham chiến như phiên tòa
Nuremberg sau thế chiến thứ II đã quy định. Nếu như khái niệm “nạn diệt
chủng” có một sức nặng đạo đức đủ để cấm tiêu diệt một dân tộc có chủ
đích, thì có thể khái niệm “hủy diệt sinh thái” cũng có giá trị tương tự với
những tổn thất ngoài con người trong chiến tranh. Học giả luật học Richard
Falk khẳng định: “Chắc chắn không có gì là cường điệu khi coi các khu rừng
và cây trồng bị tàn phá bởi chất độc da cam như là một trại tập trung
Auschwitz đối với môi trường.” Vào đầu những năm 1970, các nhà khoa
học phản chiến - giờ đã có trong tay các thông tin trực tiếp về hậu quả của
chiến dịch Ranch Hand - đã có thể đưa ra quan điểm trước quốc hội, nơi
càng ngày càng nhiều dân biểu mong muốn đẩy mạnh để kết thúc chiến
tranh càng nhanh càng tốt. Đối với các nhà khoa học, câu hỏi thuốc diệt cỏ
có thuộc danh mục vũ khí cấm theo Nghị định thư Geneva hay không không
chỉ phụ thuộc vào giá trị pháp lý của việc diễn giải các điều luật quốc tế.
Chừng nào mà việc kết thúc chiến tranh Việt Nam vẫn là một mục tiêu xa
vời, thì việc cấm (thông qua bất cứ phương tiện nào có sẵn) ít nhất một
chiến thuật phá hủy môi trường cũng có thể kết thúc ít nhất một phương diện
chiến tranh ngay từ đầu đã bị phản đối.
Vấn đề hủy diệt sinh thái như một chiến thuật chiến tranh vô nhân đạo
không phân biệt dân - lính đã trở thành một chủ đề chung trong cuộc tranh
luận của quốc hội. Thượng nghị sĩ Stephen Young của bang Ohio là một
trong những người đưa ra mối liên hệ rõ ràng giữa chiến tranh môi trường và
việc giết hại người vô tội một cách bừa bãi: “Ngoài những thống kê thương
vong của Việt Cộng và người miền Bắc Việt Nam, hơn nửa triệu phụ nữ, trẻ
em và người già bị giết hoặc chịu thương tật suốt đời do bom đạn, bom
napalm và thuốc rụng lá của chúng ta”.
Ngày 26 tháng 12 năm 1970, AAAS phát hành “Nghị quyết về chất khai
quang”, trong đó kêu gọi chính phủ “nhanh chóng chấm dứt việc sử dụng tất
cả các chất diệt cỏ ở Việt Nam.” Cùng hôm đó, chính quyền Nixon thông
báo kế hoạch “chấm dứt sử dụng thuốc diệt cỏ một cách quy củ nhưng