CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 186

chỉ cấm các loại vũ khí sát thương con người. Cuộc tranh luận đã dẫn tới
Nghị quyết Đại hội đồng 2162 B (XXI), kêu gọi “tất cả các quốc gia tuân
thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và mục tiêu” và lên án “tất cả các hành động
đi ngược” các mục tiêu ấy, nhưng không đề cập tới các loại vũ khí cụ thể
nằm trong danh sách cấm. Khi đó quân đội Mỹ đã tiến hành chiến tranh hóa
học tại Việt Nam nên sự mập mờ này càng có lợi cho Mỹ. Nghị quyết thông
qua với tỉ lệ 90 phiếu thuận - 1 phiếu chống, 1 phiếu trắng, nhưng quan
trọng hơn là nó đã thể hiện sự ủng hộ rộng rãi đối với việc thực thi nghị định
thư và đánh dấu lần đầu tiên Mỹ đã buộc phải biện minh cho chính sách
quân sự của mình tại Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc.

Tranh luận về vấn đề này ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vẫn kéo dài.

Trong hai năm tiếp theo, Đại hội đồng đã thông qua một loạt các nghị quyết
kêu gọi tất cả các nước phải tuân theo cách diễn giải Nghị định thư Geneva
theo hướng mở rộng. Cuối cùng, Nghị quyết 2603 (XXIV) ngày 16 tháng 12
năm 1969 (được đại sứ Thụy Điển đưa ra bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc) đã
nhắm vào chính sách của Mỹ tại Việt Nam ở hai cấp độ. Trước hết, nghị
quyết khẳng định phải tuân thủ nghiêm chỉnh Nghị định thư Geneva “dù kỹ
thuật có phát triển đến mức nào”, từ đó đưa nghị định thư trở thành một thỏa
ước mở linh hoạt, có khả năng cấm một loạt các loại vũ khí sinh hóa học dù
chúng chưa được phát minh vào thời điểm năm 1925. Thứ hai, nghị quyết
bác bỏ cách diễn dịch của Mỹ khi cho rằng Nghị định thư Geneva chỉ áp
dụng lệnh cấm đối với các loại vũ khí sát thương, trong khi nghị quyết định
nghĩa chất hóa học trong chiến tranh là “chất hóa học - dù ở dạng khí, lỏng
hay rắn - được sử dụng vì có tác động độc hại trực tiếp lên con người, động
vật và thực vật”. Với số phiếu thuận áp đảo, nghị quyết là dấu hiệu rõ ràng
cho thấy luật tập quán quốc tế không phân biệt máy móc chất độc có hại cho
con người và chất độc có hại cho môi trường. Nghị định thư được thông qua
với tỉ lệ 80 phiếu thuận - 3 phiếu chống, 36 quốc gia bỏ phiếu trắng bởi họ
cho rằng Đại hội đồng không phải là diễn đàn thích hợp cho việc diễn giải
luật công ước. Cùng với Mỹ, có hai quốc gia có lý do để phản đối nghị quyết
này: Quân đội Úc cũng tham gia vào hoạt động diệt cỏ ở Việt Nam, còn Bồ
Đào Nha thì dùng thuốc diệt cỏ để đàn áp cách mạng ở Angola.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.