Tuy vậy, hội nghị vẫn thành công trong việc thúc đẩy giải trừ vũ khí hóa
học như một lý tưởng chung của các Siêu Cường quốc. Hội nghị cũng tạo
nên tảng ngoại giao cho hội nghị Geneva 1925 về vấn đề Giám sát việc
Buôn bán Vũ khí Quốc tế. Một lần nữa, Mỹ lại đề xuất cấm sử dụng khí độc
trong chiến tranh, còn Ba Lan đề xuất cấm chiến tranh vi trùng. Dựa vào đó,
hội nghị đã thảo Nghị định thư Geneva, ký vào ngày 17 tháng Sáu năm
1925, được phê chuẩn bởi tất cả các cường quốc ở châu Âu trước năm 1930.
Mặc dù có sự hỗ trợ từ Ủy ban Thượng viện về Quan hệ Đối ngoại, chiến
dịch vận động hành lang mạnh mẽ của Cục Chiến tranh Hóa học của quân
đội và các công ty hóa chất đã ngăn cản Thượng viện tiến hành bỏ phiếu
thông qua nghị định thư này. Gần hai thập kỷ sau, vào năm 1947, tổng thống
Harry Truman chính thức rút nghị định thư khỏi Thượng viện.
Mặc dù cho tới năm 1970, Mỹ vẫn là cường quốc duy nhất không phải
thành viên của Nghị định thư Geneva, các tuyên bố của quan chức Mỹ vẫn
thể hiện Mỹ ủng hộ mạnh mẽ những điều cấm trong luật định.
Tuy nhiên, năm 1966, Mỹ phải đối mặt với một thách thức quốc tế lớn khi
khi Hungary buộc tội Mỹ vi phạm Nghị định thư Geneva với hành động sử
dụng thuốc diệt cỏ và hơi cay ở Việt Nam. Đoàn đại biểu của Mỹ tại Liên
Hiệp Quốc, đã bác bỏ lời buộc tội với lập luận rằng Nghị định thư Geneva