Giống như nhiều điều ước quốc tế khác, ngôn ngữ mơ hồ trong Nghị định
thư Geneva khiến cho các quốc gia chấp nhận tuân thủ các điều khoản. Điều
này giúp tăng cường an ninh quốc gia của các nước ký kết, dưới sự bảo trợ
của nghị định thư. Trong khi đó, chính phủ tận dụng thời gian chậm tham
gia nghị định để theo đuổi các mục tiêu quân sự. Do đó, theo thời gian, cái
giá của việc càng ngày càng có nhiều quốc gia phê chuẩn là nghị định thư
giảm bớt khả năng thiết lập các nguyên tắc chỉ đạo rõ ràng về những động
thái quốc tế nào được chấp nhận và không được chấp nhận về vũ khí sinh
hóa học. Lịch sử đàm phán của nghị định Geneva cho thấy rằng Mỹ không
phải là nước duy nhất trải qua nhiều biến động trong quá trình phê duyệt:
phần lớn các quốc gia tham gia hiệp ước đều đã từng cố gắng giảm phạm vi
cấm tuyệt đối của nghị định, bao gồm “các khí gây ngạt, khí độc và các loại
khác, cũng như tất cả các thiết bị, chất liệu hay chất lỏng có tính độc tương
tự”.
Xét từ phương diện luật pháp, câu hỏi về phạm vi cấm của hơi cay và
thuốc diệt cỏ trong chiến tranh thực sự là ngõ cụt. John Norton Moore, tác
giả của những phân tích pháp lý đáng tin cậy của Nghị định thư Geneva
(được viết đúng vào lúc đàm phán bế tắc về mặt luật pháp), đã kết luận:
“Tổng thống và Thượng nghị viện cần đạt tới một thỏa thuận về chính
sách đối với hơi cay và thuốc diệt cỏ càng sớm càng tốt. Ngay từ đầu, cả hai
có thể phải thẳng thắn thừa nhận rằng chưa có cách hiểu chính thức nào về
việc liệu hơi cay và thuốc diệt cỏ có nằm trong danh sách cấm của nghị định
không… Cả chính phủ và Thượng nghị viện có thể cùng đồng ý về về tính
quan trọng của việc thúc đẩy sự đồng thuận của quốc tế về cách diễn giải
nghị định, Mỹ sẽ hỗ trợ cộng đồng quốc tế xem xét các vấn đề đó có thể
thông qua một hội nghị quốc tế, nhưng nếu không khả thi thì có thể thông
qua Tòa án Công Lý quốc tế.
Moore cho rằng, những lập trường pháp lý gắn với các thỏa thuận quốc tế,
như điều mà chính quyền Nixon đã đưa ra, thường có xu hướng tập trung
chủ yếu (nhưng không phải không hợp pháp) vào các điều cấm nào đó liên
quan tới bối cảnh chính trị mà thỏa thuận ấy được thực thi. Sự khác biệt này
không có nghĩa lý gì đối với thượng nghị sĩ Fulbright và những đồng sự của