CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 25

2

VỀ CHẤT HỦY DIỆT SINH THÁI

◄○►

T

ừ chiến tranh giữa các thành bang thời cổ đại tới căng thẳng giữa

Palestin và Israel ngày nay, binh lính luôn lên án sự hung bạo của đối
phương. Đó là một hình thức tuyên truyền đặc biệt - kết tội đối phương đã
vượt quá giới hạn “chuẩn”, khi mà sức mạnh vũ khí vượt quá mục tiêu cả
hai bên khi tham chiến.

Cụm từ này trong tiếng La Tinh là “jus in bello”, có nghĩa là công bằng

trong chiến tranh. Vi phạm nguyên tắc công bằng này đồng nghĩa với gây ra
hoặc bị cáo buộc là gây ra tội ác chiến tranh. Khái niệm “Chiến tranh công
bằng” xuất hiện từ thế kỷ 18 tại châu Âu, là sản phẩm của hệ thống quốc tế
hiện đại, và ngay sau thế chiến thứ II, các quy tắc của nó đã trở thành tiêu
điểm tại các phiên tòa Nuremberg (một loạt các phiên tòa tại thành phố
Nuremberg xét xử các cá nhân và tổ chức của chế độ Đức Quốc Xã bị cáo
buộc phạm tội ác chiến tranh - chú thích của biên tập).

Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một nhóm các nhà khoa học đã

đặt ra và truyền bá khái niệm “Chất hủy diệt sinh thái” (Ecocide) để phản
đối tác động hủy diệt môi trường cũng như hiểm họa tiềm tàng với sức khỏe
con người từ chương trình chiến tranh diệt cỏ mang tên chiến dịch Ranch
Hand. Trong suốt chuỗi tranh biện kéo dài về tội ác chiến tranh, các nhà
khoa học đã vận dụng trò “lá mặt lá trái” một cách độc đáo: Họ kết tội chính
phủ của chính mình, sau đó đã gây sức ép buộc chính phủ luật hóa việc
không sử dụng thuốc diệt cỏ trước các cuộc chiến tranh trong tương lai.

Phong trào chống chất hủy diệt sinh thái làm bùng lên làn sóng quan tâm

từ nhiều nhóm xã hội: các nhà nghiên cứu lý luận, nhóm đấu tranh cấp tiến,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.