CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 26

và các nhà hoạt động môi trường. Chất hủy diệt sinh thái là một trong nhiều
khía cạnh cho thấy cuộc chiến tại Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế. Bất
cứ ai cũng vận dụng được lý lẽ này; ví dụ, năm 1967, trong Tuyên ngôn độc
lập từ chiến tranh ở Việt Nam
, Martin Luther King Jr. đã đưa ra luận điểm
rằng sự phân biệt chủng tộc ở quê hương ông và chiến tranh Đông Dương là
hai điều phi pháp đi đôi với nhau. Cũng vào năm đó, John H Messing, một
sinh viên luật của đại học Standford, trở thành một trong những người Mỹ
đầu tiên tiến hành phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ theo các tiêu chuẩn
chặt chẽ của các điều ước quốc tế. Lần theo cuộc tranh luận gay gắt được
truyền hình tại SCFR năm 1966 về tính pháp lý của chiến tranh, Messing
cũng không thể tìm thấy cơ sở hợp pháp nào để bào chữa cho việc Mỹ tham
chiến tại Việt Nam. Nhưng câu hỏi mà các nhóm phản chiến bận tâm nhất
trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam không phải là “chiến tranh có bất hợp
pháp hay không”, mà là “chiến tranh bất hợp pháp như thế nào”.

Nghĩa là, để lật ngược toàn bộ hệ thống lý do Mỹ viện ra khi can thiệp

vào Việt Nam, ta cần có cái nhìn lý trí, không bị cuốn theo thực tế hàng ngày
của cuộc chiến. Cũng theo cách đó, việc lên án rộng rãi cuộc chiến này như
một tội ác rõ ràng là bước đệm tạo điều kiện cho nhóm phản chiến lên án
tính bất hợp pháp của các chiến thuật cụ thể.

Mối quan hệ giữa hành động tàn bạo cụ thể và tính hợp pháp của toàn

cuộc chiến tranh mới chỉ được ngầm hiểu, hoặc không được nhìn nhận đầy
đủ. Nói cách khác, những người phản đối chiến tranh vẫn tin rằng chiến
tranh là phi pháp, nhưng đó không phải là điều duy nhất thúc đẩy họ hành
động. Nhưng để chính phủ một nước chịu bãi bỏ hành động của họ, thì
những người phản đối phải có mối ác cảm sâu sắc và mãnh liệt hơn nữa với
bất cứ chiến lược chiến tranh nào mà các quân đội Mỹ áp dụng ở Đông
Dương. Cuối cùng, vào những năm cuối cuộc chiến tranh, phong trào phản
đối đã trở nên thực tế hơn khi nhóm phản chiến lên án một loạt những hành
động cụ thể của quân đội Mỹ tại Việt Nam là tội ác chiến tranh.

Vào tháng Hai năm 1970, một hội thảo mang tên “Tội ác chiến tranh và

lương tâm người Mỹ” đã thu hút sự tham gia của hàng chục học giả người
Mỹ. Họ đã cùng nhau nghiên cứu về tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.