trình diệt cỏ sắp kết thúc, thì các nhà khoa học mới bắt đầu tìm hiểu về thiệt
hại sinh thái tại những đầm đước ven biển, ruộng lúa, đất trồng trọt hay rừng
rậm ở khu vực chiến trường miền Nam. Cùng lúc đó, các báo cáo bước đầu
cho thấy rằng chất 2,4, 5 -T, vốn chiếm 50% trong Chất độc da cam, được
chứng minh là tác nhân gây đột biến và có khả năng gây ra ung thư ở chuột
thí nghiệm.
Nhưng Galson và các đồng nghiệp có chung quan điểm với ông không chỉ
cảnh báo về sự tàn phá môi trường trên diện rộng và có chủ đích của quân
đội Mỹ, cũng như khả năng Mỹ đã khiến hàng triệu người - bao gồm cả lính
Mỹ - phơi nhiễm với hóa chất có khả năng gây ung thư. Các nhà khoa học
còn hình dung về hệ sinh thái lệch lạc và bệnh dịch mà những cuộc chiến
trong tương lai sẽ gây ra khi mà vũ khí hóa học phức tạp hơn và phương
thức tiến hành chiến tranh sinh thái tiên tiến hơn.
Theo như Galson hiểu thì từ đầu chương trình Ranch Hand, tất cả binh
lính ở mọi cấp bậc có trải nghiệm thực địa về giá trị chiến thuật và chính trị
của chiến tranh diệt cỏ đều có những bản báo cáo đánh giá từ chiến trường
ca ngợi những ưu điểm của nó. Những bản báo cáo đó đã thuyết phục các
quan chức ở Lầu Năm Góc thêm chiến tranh diệt cỏ vào kế hoạch dự phòng
nhằm đối phó với những cuộc xung đột mà Mỹ có thể vấp phải sự chống trả.
Trong suốt các nhiệm kỳ của tổng thống John F.Kennedy, Lyndon B Johnson
và Richard M.Nixon, các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự đã quả quyết với
những người ủng hộ chiến dịch khai quang trong quân đội rằng Mỹ sẽ không
bao giờ từ bỏ việc sử dụng chất diệt cỏ, bất chấp nó có thể gây ra chiến tranh
hóa học và bị cấm theo Hiệp ước quốc tế Geneva 1925. Theo như lời biên
tập viên của một tờ báo, ai có thể có thể lội ngược dòng để ngăn chặn quân
đội Mỹ “khai quang cả thế giới”?
Arthur Galson quyết tâm theo đuổi cả hai mục tiêu là đảm bảo quá trình
tái tạo hệ sinh thái ở Việt Nam và cấm hủy diệt môi trường trong các cuộc
chiến trong tương lai: Tranh luận về Chất độc da cam vẫn luôn là vụ việc
đình đám gắn với Galson mãi cho đến khi ông mất năm 2008. Đồng nghiệp
của Galson gọi sự quan tâm của ông với chiến tranh diệt cỏ như một “cơn
cuồng”; bản thân Galson thì giải thích rằng có thể niềm đam mê của ông bắt