CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 30

môi trường học, nhưng tôi không muốn làm những chuyện đó. Tôi muốn
theo đuổi những thứ có tác động sinh học lớn hơn.”

Galson tiếp tục chỉ trích phong trào kêu gọi bảo vệ môi trường. Ông lấy

các hoạt động rầm rộ chống chất DDT để minh họa điều mà ông cho là hành
động chống tri thức của Ma Ni giáo (Ma Ni Giáo: một giáo phái bắt nguồn
từ Ba Tư; chủ nghĩa chống trí thức: Những người theo chủ nghĩa này không
tin tưởng vào những người có học thức quá cao vì cho rằng ý kiến của họ
gắn liền với lý thuyết, thiếu đi tính thực tiễn.), vốn đầy rẫy trong phong trào
“ủng hộ môi trường” Ông thể hiện quan điểm của mình: “Không phải cái gì
tự nhiên cũng có lợi. Hai khái niệm này không ngang bằng nhau. Nếu tôi có
thể cơ hội diệt một con muỗi, chắc chắn tôi sẽ làm. Phải, chuyện đó giống
như tôi đang hủy hoại tự nhiên, nhưng lại tốt cho con người”.

Nói cách khác, Galson không cố gắng cứu một kiểu “vườn địa đàng” khỏi

những công nghệ “ăn thịt” từ phương Tây. Nếu chiến dịch Ranch Hand chỉ
là một hoạt động khai thác tài nguyên, thì đó không phải sự hủy diệt sinh
thái. Công trình của Galson miêu tả sự khác biệt nền tảng (cũng là sự bất
đồng chính) giữa các nhà môi trường học và những nhà lịch sử học nghiên
cứu về môi trường. Nhóm đầu tiên có xu hướng nêu bật tính đối sánh giữa
con người với tư cách là một thực thể chủ động và phá hoại môi trường, với
một bên là thiên nhiên thụ động và dễ tổn thương. Hơn nữa, các nhà môi
trường học hiện đại cũng thường đánh đồng thiên nhiên với sự tận hưởng -
coi thiên nhiên là để thưởng thức chứ không phải khai thác. Trái lại, các nhà
lịch sử môi trường học lại nhấn mạnh mối liên hệ giữa nền văn minh của
loài người và những thay đổi của tự nhiên trong suốt chiều dài lịch sử. Các
nhà khoa học quyết định tránh xa các phong trào vận động bảo vệ môi
trường, cái mà họ cho là trò “ủng hộ môi trường” nông cạn.

Tuy các nhà khoa học này không đặt họ cùng phe với chủ nghĩa môi

trường, nhưng họ cũng không tách mình khỏi tập thể lớn với nhiều hệ tư
tưởng khác nhau - cái tập thể mà Galson đã từng châm biếm khá cay. Các
nhà khoa học hành động theo hệ tư tưởng của mình: họ không tìm cách bắt
tay với những tổ chức môi trường lớn thời đó, cũng không cố gắng miêu tả
chiến tranh diệt cỏ bằng những từ “mốt” thời đó như “cưỡng hiếp đất đai” để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.