CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 32

vài tháng trước đó, phóng viên điều tra Seymour Hersh đã khám phá ra câu
chuyện về cuộc thảm sát Mỹ Lai mà quân đội cố gắng che giấu từ khi vụ
việc xảy ra vào tháng Ba năm 1968.

Bài viết của Hersh được lên trang đầu của các tờ báo khắp nước Mỹ,

mang lại cho ông giải Pulitzer và cho hàng triệu người dân Mỹ biết sự thật
lạnh lùng rằng quân đội Mỹ giết người dân thường không có khả năng tự vệ
nếu làng của họ bị tình nghi có chứa chấp Việt Cộng. Trong một bức thư gửi
ban biên tập thời báo “Life”, một độc giả đã cảm thán: “Nếu những quy tắc
của phiên tòa chiến tranh Nuremberg có chút ý nghĩa, thì những người đàn
ông giết phụ nữ, trẻ em và người già hẳn không thể nào trốn tránh với lý do
“Tôi chỉ làm theo lệnh”.

Ở Tây Âu, và đặc biệt là Thụy Điển, Pháp và Anh, các nhà trí thức chống

chiến tranh đã nắm bắt tội ác chiến tranh của Mỹ sớm hơn các học giả ở Mỹ;
đối với họ, cuộc thảm sát Mỹ Lai không phải là sự kiện kích khởi các hội
thảo về lĩnh vực này, mà là hệ quả tất yếu khi sức mạnh công nghiệp tàn phá
một đất nước thuần nông.

Nhà triết học luân lý người Anh Bertrand Russell - một người kiên trì

chống cộng sản, tác giả của bài luận “Lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa
Bôn-sê-vích” (1926) - đã lập ra Tòa án tội ác chiến tranh quốc tế (IWC) về
chiến tranh Việt Nam vào tháng 11 năm 1966. Từ phiên tòa này, một cuốn
sách mang tên Ngăn chặn tội ác của sự im lặng đã được xuất bản. Cuốn
sách lập luận rằng tội ác chiến tranh nếu không bị trừng trị thì chắc chắn sẽ
lặp lại. Chánh án chính Jean-Paul Sartre, đã giải thích nhiệm vụ của họ:
“Một phiên tòa như Nuremberg là luôn cần thiết. Trước khi có tòa án Đức
Quốc Xã, chiến tranh không theo quy tắc gì cả”. Satre cho biết thêm: “Để
xét xử vụ Nuremberg, đòi hỏi phải có một tổ chức tìm hiểu về tội ác chiến
tranh, và nếu cần thì cùng tham gia vào quá trình xét xử”. Phán quyết của
phiên tòa chỉ mang tính kỹ thuật, tất nhiên hội đồng xét xử không có khả
năng buộc thi hành án. Tuy vậy, họ cũng đã yêu cầu viện dẫn tiền lệ của
phiên tòa Nuremberg: những bị đơn tại phiên tòa Đức Quốc Xã 1945 vẫn bị
buộc tội thực hiện tội ác chiến tranh, chứ không phải “chỉ làm theo lệnh”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.