Đối với Tòa án IWC, cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh phi
pháp là nhiệm vụ xuyên suốt của Nuremberg.
Edgar Lederer, một giáo sư sinh học ở Paris, đã lần đầu tiên đưa ra vấn đề
chiến tranh hóa học tại cuộc họp ở tòa án IWC. Lederer đã đưa ra một cái
nhìn bao quát về sự hủy hoại môi trường và những gì con người phải hứng
chịu từ chiến tranh diệt cỏ tại Việt Nam và chứng minh đầy thuyết phục rằng
chiến dịch Ranch Hand tập trung hầu như tất cả các tội ác của cuộc chiến
Mỹ tiến hành ở Việt Nam; cụ thể là sử dụng công nghệ tiên tiến một các bừa
bãi để đánh bại kẻ thù không xác định được cụ thể; như vậy họ đã bỏ qua
mọi biện pháp có thể áp dụng để phân biệt thường dân với kẻ thù. Ông cũng
đóng góp vào nghị quyết tại “Cuộc họp quốc tế của các nhà khoa học về
chiến tranh hóa học tại Việt Nam” tổ chức tại Orsay, Pháp vào tháng 12 năm
1970. Nghị quyết biểu dương “lập trường vững vàng” của các nhà khoa học
Mỹ khi phản đối chương trình chiến tranh diệt cỏ của chính phủ. Lập trường
của họ đã được thể hiện qua phát biểu: “Hệ sinh thái Việt Nam đang đối mặt
với một sự tàn phá khủng khiếp và rộng khắp, vượt quá sức tưởng tượng của
con người. Chính vì vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả quý vị hãy giúp đỡ những
người dân Việt Nam bằng cách tiếp tục mở rộng nghiên cứu các tác hại của
các chất hóa học sử dụng trong chiến tranh, và tìm ra biện pháp chống lại
những tác hại ấy”.
Nghị quyết Orsay cũng đã làm nổi rõ hơn mối liên hệ giữa sự hủy diệt
sinh thái và tội ác diệt chủng: “Những mất mát của con người và sự tàn phá
những vùng tự nhiên rộng lớn dẫn đến một kết luận rằng chúng ta không chỉ
đang đối mặt với nạn diệt chủng mà cả nạn hủy diệt sinh học”. Tuy nhiên,
Galson và các nhà khoa học Mỹ có liên quan đến tranh luận xoay quanh chất
diệt cỏ không mấy hài lòng với sự quy kết này. Theo họ, chất độc da cam,
chỉ gây ra độc hại cho con người ở mức độ rằng con người sống gắn bó gắn
với môi trường xung quanh về phương diện sinh thái. Sự tàn phá thiên nhiên
và hủy hoại con người không tương đương nhau về phương diện đạo đức lẫn
pháp lý.
Galson đã đưa ra khái niệm “chất hủy diệt sinh thái” trong một cuộc đối
thoại xuyên đại dương về tội ác chiến tranh của Mỹ, trong tinh thần học