CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 35

Năm 1966, các nhà nghiên cứu ở Hà Nội đã biên soạn một bộ sưu tập ấn
tượng về phản ứng của dư luận quốc tế đối với việc Mỹ sử dụng hóa chất tại
Việt Nam. Với những bản tố cáo đổ về từ Nhật tới Ý; từ Lebanon tới
Tanzania, chính quyền Hà Nội đã miêu tả sự cô lập mà Mỹ tự tạo ra bởi các
hành động của mình tại Việt Nam. Đáng chú ý là, rõ ràng việc dư luận quốc
tế chống lại Mỹ hoàn toàn không ứng với sự phân rẽ ý thức hệ trong chiến
tranh lạnh. Nếu coi việc phản đối Mỹ sử dụng hóa học tại Việt Nam là một
thước đo tình cảm đáng tin cậy của số đông dư luận thế giới, thì rõ ràng Mỹ
đã bị cô lập bởi cả đồng minh lẫn kẻ thù ngay từ đầu. Năm 1967, Mặt trận
dân tộc giải phóng tự lập ra ủy ban điều tra tội ác chiến tranh, dựa vào mô
hình tòa án Russell, và ngay năm sau, Viện khoa học xã hội miền Bắc Việt
Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát trên quy mô lớn về tội ác chiến tranh
của Mỹ. Trong bài kiến nghị năm 1966 mà Arthur Galson gửi Lyndon
Johnson, ông đã kêu gọi tổng thống ngăn chặn việc sử dụng chiến tranh diệt
cỏ. Nội dung bài khảo sát có đã nhắc lại sự kiện này như một bằng chứng
rằng người Mỹ nhận thức rõ thảm họa xảy ra cho Việt Nam và phản đối
quân đội vẫn đang tiếp tục những hành động đó.

Trong suốt những năm chiến tranh, thông qua các tài liệu in và chương

trình phát thanh, những người cộng sản Việt Nam luôn cố gắng thiết lập tình
đoàn kết với đa số công chúng thế giới về vấn đề thuốc diệt cỏ. Nhưng mãi
tới năm 1965, các bài báo về chiến dịch Ranch Hand mới thu hút sự chú ý
của dư luận phương Tây, và phải tới một năm sau đó, các nhà hoạt động
phản chiến, vốn khá ít ỏi vào những năm 1955, 1956, mới bắt đầu chú tâm
đến vấn đề chất khai quang này. Với tình đoàn kết rộng khắp của các lực
lượng phản đối chiến tranh diệt cỏ, nhân dân Hà Nội và Mặt trận dân tộc
giải phóng tin rằng sự tàn khốc và mất nhân tính của chiến dịch Ranch Hand
sẽ càng thúc đẩy sự liên kết giữa các nhóm phản chiến ở thế giới thứ nhất,
thứ hai và các nước không liên kết. Sự kiên trì bền bỉ của những người cộng
sản Việt Nam cho thấy rằng, không chỉ quân đội Mỹ mới đề ra chiến lược
“chiếm lấy con tim và khối óc”. Khi chiến dịch diệt cỏ đạt tới đỉnh điểm vào
những năm 1967 và 1968, Mặt trận dân tộc giải phóng cũng đã liên minh
chặt chẽ với các phong trào phản chiến chống lại chính phủ Mỹ. (Chiến dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.