diệt cỏ tiên báo thảm họa toàn cầu nghiêm trọng nhưng vẫn có khả năng
ngăn chặn trong tương lai.
Vào tuần trước khi diễn ra hội thảo “Tội ác chiến tranh và lương tâm
người Mỹ”, nơi Galson giới thiệu khái niệm chất hủy diệt sinh thái, Hiệp hội
luật gia Mỹ (ABA) đã tái khẳng định lập trường đối địch kéo dài hàng thập
kỷ với Hiệp định về tội ác diệt chủng của Liên Hiệp Quốc năm 1948. Mặc
dù Mỹ chỉ đóng vai trò là đại diện trình hiệp định trước Đại hội đồng Liên
hiệp quốc, nhưng các nhóm lợi ích vẫn không ngừng cản trở việc phê chuẩn
của Thượng viện Mỹ. Vào tháng Hai năm 1970, các quan chức ABA cho
rằng đã đến lúc dùng tới sức mạnh vận động hành lang lần nữa. Theo một
bài xã luận của thời báo New York (New York Times), ABA từng ra nghị
định cho rằng sự phê chuẩn đó của Thượng viện sẽ “giúp các nước Cộng sản
lôi kéo người dân Mỹ trước khi xuất hiện một phiên tòa nước ngoài về vấn
đề chủng tộc tại Mỹ và hoạt động quân sự tại Việt Nam”.
Tờ Thời Báo (Times) có ý kiến rất sắc bén về vấn đề này. Bài xã luận cho
rằng Mỹ không vi phạm Điều ước Diệt chủng, và lập trường của ABA càng
khiến người ta tin rằng Mỹ có thể phạm vào tội ác đó. Đồng thời, phần hai
của bài xã luận tỏ ra tán thành đề nghị của Galson về chất hủy diệt sinh thái:
“Một thế giới đang ngày càng quan tâm tới những mối đe dọa do con người
tác động một cách thiếu ý thức đến môi trường sẽ không thể nào thờ ơ với
hậu quả của hành động cố ý can thiệp vào cân bằng sinh thái”.
Đó là một cách lập luận kỳ lạ. Trước hết, ban biên tập của Thời Báo rõ
ràng đã không nhận ra mối liên hệ hợp lý giữa phong trào chống tội ác chiến
tranh đang ngày càng gia tăng ở Mỹ và những nỗ lực nối tiếp đó, như hành
động của Hiệp hội luật gia Mỹ (ABA) nhằm đảm bảo rằng Mỹ sẽ không tự
“chui đầu” vào tội danh chiến tranh dưới sự xét xử của Tòa án công lý quốc
tế (ICJ) hay bất cứ cơ quan chức năng nào khác. Theo ABA nhận định tình
hình, các nhóm phi chính phủ như tòa án Russell chỉ khiến Mỹ xấu mặt một
chút, nhưng phiên tòa của ICJ thì thực sự là mối bận tâm nghiêm trọng. Hơn
nữa, bài xã luận có những luận điểm bất đồng với nhau: Thời Báo một mặt
khẳng định rằng Mỹ không vi phạm Hiệp định Diệt chủng nhưng mặt khác
lại ủng hộ đề nghị cấm chất hủy diệt sinh thái của Galson. Khác với quan