CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 39

sau khi Arthur Galson xác định chất hủy diệt sinh thái. Vào đầu những năm
1970, Falk bắt đầu tin rằng Mỹ phạm tội ác chiến tranh với nhân dân Việt
Nam, và tội ấy gần ngang với tội diệt chủng. Nhưng tại sao lại là hủy diệt
sinh thái? Đối với Falk, chiến lược phá hủy môi trường vì mục đích quân sự
thể hiện “cách lập luận hiểm ác của chiến tranh đàn áp”, một thứ logic dựa
trên việc “tách con người ra khỏi đất đai”. Ý này của ông dựa theo câu ví
von nổi tiếng của Mao Trạch Đông, ông này so sánh các chiến sĩ du kích
như những con cá bơi trong biển nông dân, Falk mô tả sự đàn áp này như
một “nỗ lực làm cạn biển dân thường”. Quá trình “làm cạn” này được quân
đội diễn dịch là làm sao cho vùng nông thôn không còn là nơi người dân có
thể sinh sống nữa.

Nhưng vấn đề Falk chú tâm từ nhiều năm trước đó vượt xa những tranh

luận nội bộ về chính sách đối ngoại của Mỹ. Theo những gì ông biết về sự
hủy diệt sinh thái, cuộc chiến tranh này không chỉ là một hành động mạo
hiểm thất bại, mà còn phát triển thành hành động diệt chủng. Khi coi chất
hủy diệt sinh thái là trọng tâm trong kế hoạch hủy diệt lớn ở Miền Nam Việt
Nam, Falk xem “Chất độc da cam như một trại tập trung Auschwitz đối với
môi trường… Hiệp định về tội ác diệt chủng đã chính thức hóa một phần
những gì đã bị lên án và trừng phạt tại phiên tòa Nuremberg, vậy một Hiệp
định về sự hủy diệt sinh thái ra đời cũng sẽ có ý nghĩa như thế. Trong tương
lai, nó sẽ là cơ sở để có thể kết tội chiến tranh diệt cỏ tại Đông Dương một
cách hợp pháp.”(Trại tập trung Auschwitz là trại tập trung lớn nhất của Đức
Quốc Xã - Chú thích của dịch giả) Falk tiếp tục tiến thêm một bước khi lên
án chiến dịch Ranch Hand đã xâm phạm hiệp ước quốc tế cũng như luật
chiến tranh trên bộ của chính quân đội Mỹ, mâu thuẫn với ý kiến của đại đa
số thành viên, thể hiện trong trong một số nghị quyết của Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc, và đe dọa vô hiệu hóa các quyết định của phiên tòa Nuremberg.
Về điểm cuối cùng, Falk không phải là học giả duy nhất cố gắp vận dụng
tiền lệ tại Nuremberg vào chiến tranh Việt Nam. Giới luật sư cũng không
phải là những người đầu tiên coi Nuremberg là con đường đi cho các hoạt
động phản đối Mỹ: đầu năm 1965, những người có tư tưởng cấp tiến tại các
trường đại học và những quân nhân phản chiến Mỹ thường xuyên lấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.