CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 38

điểm của thời báo New York, Galston không gàn dở tới mức cho rằng chất
hủy diệt sinh thái chỉ tàn phá cây cỏ, như một hậu quả của việc phát triển
quá đà. Đối với Galson, chiến dịch Ranch Hand là tội ác chống lại loài
người. Theo như ABA nhận định, lực lượng cộng sản nước ngoài không
phải là những người duy nhất tìm cách đưa Mỹ ra trước một “tòa án nước
ngoài”.

Là một nhà sinh học đồng thời là người tin vào chủ nghĩa nhân đạo.

Galston đã đặt cược vào một điều vượt ra ngoài khả năng chuyên môn của
mình; Ông chỉ quan tâm tới việc Mỹ khi tiến hành công cuộc tái thiết tại
Việt Nam có bỏ quên những con người và những vùng đất bị phá hủy bởi
Chất độc da cam hay không, và tất nhiên là cả việc làm sao để chính phủ của
ông sẽ chấm dứt chiến tranh diệt cỏ mãi mãi. Nhưng chẳng có cơ sở nào cho
thấy các quan chức Mỹ sẽ thực hiện những điều đó, mà việc thực hiện các
cơ chế pháp lý để buộc tội chất hủy diệt sinh thái cần có những chuyên gia
trong ngành luật quốc tế. Giáo sư Richard Falkthuộc khoa luật quốc tế của
trường Woodrow Wilson thuộc đại học Princeton đã tập trung làm rõ vấn đề
này. Năm 1968 Falk đăng bài viết có tựa đề “Chính sách Mỹ và chiến tranh
Việt Nam: Một tình thế tiến thoái lưỡng nan thứ hai của Mỹ”. Tên của bài
báo nhắc tới một cuốn sách xuất bản năm 1944 có tựa “Một tình thế tiến
thoái lưỡng nan của Mỹ: Vấn đề người da đen và nền dân chủ hiện đại”, của
một nhà kinh tế học Thụy Điển Gunnar Myrdal. Từ lập trường khách quan
của một người nước ngoài, Myrdal cho rằng Mỹ đang kẹt giữa “hành động
và tín điều”, tức những quy tắc nền tảng về tự do bình đẳng và thực tế phân
biệt chủng tộc trong một xã hội chủ yếu là người da trắng. Falk cho cuộc
chiến tại Việt Nam là thế lưỡng nan thứ hai của Mỹ vì Mỹ đã tạo ra một
khoảng lệch trong chính sách đối ngoại, như từng để xảy ra trong chính sách
đối nội. Falk cho rằng, ở Việt Nam, Mỹ đã hoàn toàn đi ngược lại với tín
điều của mình trong quan hệ đối ngoại; cuộc chiến tranh là sự chứng minh
thảm khốc rằng nước Mỹ nên “từ bỏ tham vọng về việc tạo dựng trật tự thế
giới”.

Nhận định về tình thoái lưỡng nan nói trên của Mỹ từ Falk mang tính

phản bác mạnh mẽ, nhưng hãy còn khá rụt rè so với những bài viết của ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.