con tim và khối óc: Chiến lược ngắn hạn của quân đội Mỹ, hòng chiếm được
tình cảm và sự đồng thuận của đại đa số người dân Việt Nam - chú thích của
dịch giả). Vào lúc đó, những tranh cãi về chiến tranh diệt cỏ đã làm lộ rõ
một loạt các lý do vì sao và làm thế nào chiến tranh Mỹ gây ra lại trở thành
một hành động tội ác.
Khi hủy diệt môi trường có chủ đích, khiến người dân phải gánh chịu hậu
quả to lớn của nó, chiến dịch Ranch Hand đã đoàn kết các nước phương Tây
và những người cộng sản Việt Nam vốn ở thế đối đầu, bất kể những tranh
cãi ban đầu về ý thức hệ liên quan đến chiến tranh tại Việt Nam. Giữa các tài
liệu lên án tội ác chiến tranh và các bài tuyên truyền của phe cộng sản Việt
Nam giống nhau nhất ở lời lên án phẫn nộ trước sự vô nhân tính của quân
đội Mỹ khi dùng công nghệ cao để chống lại những người nông dân, và
điểm thứ hai chính là việc cả hai đều không đề cập đến chiến tranh lạnh.
Trong những tranh luận về chất diệt cỏ, những người đã thấy rõ bằng chứng
không chối cãi được về tội ác chiến tranh tại Việt Nam hầu như không hề
liên hệ nó với việc Mỹ phải ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Đông
Nam Á. Ở phương Tây, người ta lên án chiến dịch Ranch Hand mà không
xét đến các nguyên lý cơ bản dẫn dắt chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm
1947 hay thậm chí cả “đỉnh cao lý luận” của những nguyên lý này, chính là
sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam. Những người phản đối chiến tranh diệt
cỏ không bàn đến giá trị của chính sách ngăn chặn cộng sản, vì cho rằng
rằng hãy còn những vấn đề khác cấp thiết hơn. Điều này đã được phản ánh
rất rõ bởi Paul Ehrlich, một nhà sinh học nổi tiếng vào năm 1968 với cuốn
sách Bom dân số theo thuyết “Tân Malthus”. (Học thuyết Malthus cho rằng
dân số tăng theo cấp số nhân trong khi tư liệu sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số
cộng. Vì vậy, cần có chiến tranh, dịch bệnh, chết chóc để đảm bảo sự cân
bằng. Sau này, có nhiều trường phái phát triển học thuyết này thành các học
thuyết mới, gọi là thuyết Tân Malthus - chú thích của dịch giả). Ehrlich ước
tính rằng hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và sản xuất thực phẩm
sớm muộn sẽ không thể bắt kịp được với nhu cầu của loài người. Năm 1971,
ông quả quyết rằng hậu quả phá hủy mùa màng do chương trình chiến tranh