Nuremberg ra làm dẫn chứng để chống lại những chính sách của Mỹ ở Việt
Nam.
Những tuyên bố của phía Cộng sản Việt Nam thường khắc họa chiến
tranh Mỹ nói chung và chiến tranh diệt cỏ nói riêng như một hành động diệt
chủng đang thành hình. Tại “Hội nghị khoa học về chiến tranh hóa học tại
Việt Nam” dưới sự chủ trì của Edgar Lederer, một thành viên thuộc ban
chấp hành trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng, ông Nguyễn Văn Hiếu,
đã phát biểu rằng với nguy cơ gây đột biến gien (khuyết tật bẩm sinh) của
Chất độc da cam gây ra thảm họa còn đáng sợ hơn cả thảm họa diệt chủng
trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Những dự đoán của ông vẫn còn thiếu
cơ sở: “Quan sát về các hiện tượng đột biến nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh
đã khẳng định những dự báo lý thuyết… Như vậy, quân đội Mỹ đang không
chỉ tấn công vào thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai. Đây là một tội ác
chưa từng có trong bất cứ cuộc chiến nào, kể cả những trận chiến của Đức
quốc xã.”
Chủ đề chiến tranh diệt chủng tác động đến di truyền đã trở thành tâm
điểm vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 1970. Năm 1968, Ủy ban các học
giả quan tâm tới các vấn đề châu Á” (CCAS) đặt tại Boston đã có một bài
luận với tiêu đề “Sự rụng lá: Cuộc chiến với mảnh đất và thế hệ chưa chào
đời”. Trích dẫn lời của Arthur Galston và các nhà khoa học phương Tây
khác, kênh “Tin tức Việt Nam” phát bằng tiếng Anh ở miền Bắc đã kể nhiều
câu chuyện về những ảnh hưởng xấu về mặt di truyền ở Việt Nam.
Trước đó, chưa có trận chiến nào có thể so sánh với chiến tranh diệt cỏ về
mức độ ảnh hưởng tới môi trường. Quanh cảnh thiên nhiên trơ trụi sau
những đợt rải thuốc của Ranch Hand là khung cảnh quái gở hoàn toàn chưa
từng thấy trong thời bình. Theo như những nghiên cứu gần đây đã chứng
minh, chiến tranh luôn phá hủy môi trường tự nhiên, nhưng hiếm có quan
sát viên đương thời nào so sánh thế chiến thứ I hay bất kỳ trận nào khác với
“chiến trường mặt trăng”. Những báo cáo trong và sau trận chiến cho thấy
quang cảnh như sau vụ đánh bom nguyên tử đã biến Hiroshima và Nagasaki
thành đống hoang tàn, mặc dù đó là khu vực thành phố chứ không phải nông
thôn như Việt Nam. Noam Chomsky là một trong những quan sát viên