CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 42

Trong những năm sau chiến tranh Việt Nam, cụm từ “chất hủy diệt sinh

thái” đã được sử dụng rộng khắp mà không cần phải gắn với bối cảnh sinh ra
nó. Đây là một cụm từ linh hoạt. Các nhà hoạt động môi trường đã nhanh
chóng vận dụng nó. Năm 1971, một nhà văn đã tuyên bố: “Thông điệp dành
cho chúng ta ngày nay chính là chất hủy diệt sinh thái, môi trường đang bị
hủy hoại bởi loài người… Bầu không khí da cam đặc quánh là tác nhân nguy
hiểm gây ra bệnh khí phế thũng; đối với nông nghiệp, chất này biến đất
trồng trọt đã trở thành đất chết nhiễm độc; biến sông thành cống, biến hồ
thành bể chứa rác và các đại dương đang chết dần”. Những công trình
nghiên cứu mới hơn đã dùng khái niệm này để lên án việc người Âu Mỹ hủy
hoại nền văn minh của thổ dân châu Mỹ; sự tàn phá rừng mưa nhiệt đới ở
các khu vực xích đạo, sự bành trướng của các tập đoàn dẫn tới hệ lụy là sự
hủy hoại một số đảo ở Thái Bình Dương, tình hình khủng hoảng nợ tân tự
do ở những nước đang phát triển, mức độ tuyệt chủng đáng báo động của
các loài động vật, sự tàn phá môi trường từ Âu sang Á trong quá trình theo
đuổi một nền kinh tế mệnh lệnh chuyên chế. Có hai tác phẩm mô tả những
hoạt động hủy diệt sinh thái của quân đội thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam.
Sụp đổ, một cuốn sách xuất bản gần đây được viết bởi nhà sinh học tiến hóa
Jared Diamond, ông đưa chất hủy diệt sinh thái thành cơ sở chủ đạo trong
nghiên cứu của mình. Diamond gọi chất hủy diệt sinh thái là “sự tự sát bằng
vũ khí sinh học không được dự tính trước”, điều đã dẫn đến sự chấm dứt của
nhiều nền văn minh lớn. Xét cho cùng, thứ thuốc độc này có thể đã dẫn tới
hậu quả đáng lo ngại nhất về môi trường ngày nay: sự nóng lên của Trái Đất.
Gần đây các nhà hoạt động đã dùng cụm từ “diệt chủng khí hậu” để tố cáo
các tập đoàn thải nhiều khí carbonic ra môi trường và lên án các chính phủ
chưa thực sự mạnh tay kiểm soát mức khí thải.

Tuy vậy, những khái niệm đặc biệt này không thể làm lu mờ nguyên nghĩa

và bối cảnh ra đời của từ “chất hủy diệt sinh thái”. Câu chuyện về sự tàn phá
môi trường ở Việt Nam và các hoạt động phản đối nhằm chấm dứt chiến
tranh diệt cỏ đã phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa chiến tranh đàn áp của
Mỹ ở miền Nam Việt Nam, các phong trào phản đối chiến tranh và ý thức
tuyên truyền môi trường vào những năm 1960, 1970.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.