phương Tây đầu tiên giải thích vì sau trận chiến ở Nhật Bản lại nhiều điểm
tương đồng với Việt Nam hơn cả: “Chỉ trong quãng thời gian bằng một thế
hệ, Mỹ đã sử dụng công nghệ tàn phá các nước châu Á yếu hơn đến ba lần.
Năm 1945, hành động của Mỹ được cho là vì chính nghĩa, và lý do đó cho
tới giờ vẫn vững chắc. Trong trận tại Hàn Quốc, họ bắt đầu day dứt. Cuối
cùng, cuộc kháng chiến thần kỳ của người Việt đã buộc chúng ta phải tự hỏi:
“chúng ta đã làm gì thế này?”.
Cơ sở cho những lập luận của Chomsky có thể được hiểu theo phương
diện chủng tộc, rằng nhóm da trắng “thượng đẳng” có vai trò nào đó tác
động đến chiến lược chiến tranh hủy diệt của Mỹ nhằm chống lại những kẻ
thù châu Á; và nói một cách tổng quát hơn, sự phân biệt chủng tộc đã can
thiệp một cách quá mức, gây nguy hiểm cho các mối quan hệ quốc tế. Điều
này rõ ràng là đúng. Tuy vậy, trong trường hợp chiến tranh diệt cỏ, lý do này
tuy quan trọng nhưng không phải là lý do chính yếu. Chiến dịch Ranch
Hand đã đồng hành cùng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Các quan chức Việt
Nam Cộng Hòa tỏ ra là các thành viên tích cực trong chiến dịch diệt cỏ. Họ
tin rằng Ranch Hand sẽ giúp đẩy nhanh việc đánh bại quân giải phóng và do
đó giúp tái thiết lại nông thôn miền Nam Việt Nam. Vì thế, yếu tố chủng tộc
đóng vai trò thứ yếu trong việc biến chiến dịch Ranch Hand trở thành một
hành động hủy diệt sinh thái hay diệt chủng. Thay vào đó, theo những phân
tích của Chomsky, cơ sở cho sách lược của Mỹ trong chiến tranh diệt cỏ là
sự kết hợp giữa khoa học và sức mạnh không quân để triển khai phun loại
thuốc độc hại, không phân biệt nạn nhân là ai. Xét theo góc độ này vụ ném
bom nguyên tử ở Hiroshima là tương đồng nhất, mặc dù những đầm đước
ven biển và những cánh rừng mưa nhiệt đới vùng cao nguyên bị tàn phá làm
người ta liên tưởng nhiều tới miền Nam nước Mỹ trong cuộc Nội Chiến hay
nước Pháp trong thế chiến thứ I hơn. Hơn nữa, đối với những người tham
gia phong trào chống tội ác chiến tranh, bản thân sự phá hủy môi trường
không đủ cấu thành tội diệt chủng cho chiến dịch Ranch Hand, mà là chính
việc sử dụng thuốc hủy diệt thực vật như con bài chính về mặt chiến lược
nhằm tàn phá một cách có chủ đích một quốc gia.