CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 44

Là một nhà lý luận chính sách đối ngoại, Kennan không quan tâm nhiều

tới những chiến dịch đàn áp của Mỹ ở Việt Nam vốn thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà hoạt động chống chiến tranh; theo góc nhìn toàn cầu của ông,
những động thái ấy là triệu chứng của căn bệnh “thiếu tri thức cơ bản” ngay
từ đầu đã đẩy Mỹ vào tình thế này. Nếu Việt Nam trở thành quốc gia tiêu
biểu mà Mỹ phải “giải quyết” nhằm chặn đứng sự mở rộng trên toàn cầu của
chủ nghĩa cộng sản, thì đã đến lúc phải xem lại mục đích của Mỹ trong các
vấn đề quốc tế. Kennan còn đặt chiến tranh vào một tổng thể các vấn đề lớn
hơn để dự báo rằng Mỹ đã lạc hướng. Kennan đã nhiều lần viết và phát biểu
về việc gạt cộng đồng người da đen ra lề xã hội Mỹ, về quá trình tàn phá tài
nguyên thiên nhiên không ngừng nghỉ và nạn ô nhiễm môi trường”, và cuối
cùng là “nếp nghĩ của một bộ phận giới trẻ đang lạc hướng trong ma túy, các
trò khiêu dâm hay cơn cuồng loạn chính trị.” Năm 1970, trong một bài báo
xuất hiện trên tờ báo đã đăng “điều X,” (điều khoản mô tả các ý tưởng sau
này trở thành nền tảng chiến lược chiến tranh lạnh của Mỹ - chú thích của
biên tập), Kennan xác định rằng thảm họa hủy diệt sinh thái sắp diễn ra là
một mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với loài người. Theo ông, những vấn đề
môi trường cần một cơ quan giám sát quốc tế như Liên Hiệp Quốc bởi cơ sở
của việc bảo vệ môi trường toàn cầu là sự hợp tác quốc tế. Kennan hy vọng
rằng một tổ chức như thế có thể tránh được cái mà nhà khoa học chính trị
Robert Jervis đã coi là tình trạng lưỡng nan kinh điển trong an ninh quốc tế:
“Khi thiếu vắng một tổ chức nắm quyền chung để buộc thực thi các thỏa
thuận, nhiều biện pháp nhằm tăng cường an ninh mà một chính phủ thực
hiện có thể khiến các nước khác kém an ninh hơn, dù hệ quả này thường
không phải do cố ý và không lường trước được. Đối với Kennan, những mối
đe dọa an ninh ấy là vô cùng lớn: “Thực vậy, hệ sinh thái toàn cầu không
được phân chia theo địa giới quốc gia; và bất cứ ai xâm phạm nghiêm trọng
tới thiên nhiên tại bất cứ nơi nào cũng sẽ gây bất an lớn trong cộng đồng thế
giới.”

Với Kennan, sự ám ảnh của một “thế giới hoang tàn” trong tương lai và

hiện thực bi kịch mà Mỹ đã gây ra tại Việt Nam là không thể tách rời: cả hai
vấn đề này xảy ra bởi cách đặt ưu tiên thiển cận và sai chỗ. Hoạt động đàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.