áp chủ nghĩa cộng sản, như được thực hiện ở Việt Nam, đã hủy hoại an ninh
quốc gia của Mỹ và cùng lúc đặt ra câu hỏi liệu sự phát triển của chủ nghĩa
cộng sản có phải là sự đe dọa an ninh lớn nhất của Mỹ hay không. Kennan
còn lo lắng hơn về một mối nguy mà Mỹ không để ý đến, rằng sau cả thập
kỷ, chiến tranh Việt Nam sẽ trở thành cuộc đấu tranh vì sự sống còn của con
người, xa rời mâu thuẫn về ý thức hệ vốn là nguồn gốc gây nên chiến tranh
lạnh.
Vì vậy, phong trào khoa học đã sản sinh khái niệm chất hủy diệt sinh thái
- vốn giảm thiểu sự liên quan tới chiến tranh lạnh và đồng thời tìm cách
ngăn chặn các thảm họa môi trường trong tương lai thông qua các cơ chế
luật pháp - cần phải được lý giải trong bối cảnh biến đổi mà Kennan đã miêu
tả.
Để diễn tả tầm quan trọng của sự biến đổi này, chúng ta có thể xét những
khái niệm phổ biến về sự phá hủy toàn cầu chỉ trong mười năm trước đó.
Khi đó John F.Kennedy, tổng thống mới được bầu đã phát biểu trong bài
diễn văn nhậm chức của ông rằng nước Mỹ nên “trả bất cứ giá nào, chịu bất
cứ gánh nặng nào, chấp nhận bất cứ khó khăn nào, giúp đỡ bất cứ người bạn
nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào để đảm bảo sự tồn tại và thắng lợi của tự
do”. Ngài tổng thống mới sẵn sàng trả giá nào trong cuộc chiến chống chủ
nghĩa công sản? Sự chèo lái của Kennedy có thể duy trì kỷ lục tránh được
chiến tranh hạt nhân với Liên Xô của tổng thống Dwight Eisenhower được
không, trong khi ông đã hứa sẽ tạo ra một sự thay đổi cơ bản so với chiến
lược chiến tranh lạnh của người tiền nhiệm?
Nếu tình hình khủng hoảng bùng nổ thành chiến tranh hạt nhân liên lục
địa, thì liệu sự sống con người trên Trái Đất có còn duy trì được hay không?
Ít nhất, về điểm cuối cùng, John Kennedy và những cố vấn của mình dường
như đã tìm ra một câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi chưa được kiểm
chứng này. Theo như Herman Kahn, một nhà nghiên cứu của Tập đoàn
RAND, cả ý niệm về sự sống sót trong môi trường sau chiến tranh hạt nhân
lẫn khả năng chiến thắng của Mỹ trong cuộc chiến đó đều là những điều
hoàn toàn có thể hình dung ra được.