CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 46

Năm 1960, Kahn xuất bản cuốn Về chiến tranh nhiệt hạch để ca ngợi giới

truyền thông và cơ sở chính sách đối ngoại của Washington. Những quan
điểm của ông trong cuốn sách đã thu hút sự chú ý của nội các chính phủ
Kennedy, nhiều người trong số đó là đồng nghiệp của Kahn ở RAND. Tựa
đề cuốn sách rõ ràng nhắc nhớ tới cuốn Về chiến tranh, một luận thuyết lớn
về chiến lược quân sự được viết bởi một nhà lý luận người Phổ Karl von
Clausewitz vào đầu thế kỷ mười chín. Cuốn sách đó từng đặt ra một câu hỏi
nổi tiếng khiến người ta rùng mình: sau cuộc tàn sát hạt nhân, “liệu người
sống có ghen tị với người chết?”. Và Kahn đã dứt khoát trả lời không. Điều
quan trọng không phải là cách Kahn đưa ra kết luận của mình - vốn dựa vào
một chuỗi thuật toán di truyền khó hiểu để tính tỉ lệ sống sót của loài người -
mà là sự thờ ơ của tác giả đối với những nền tảng tư tưởng có thể thúc đẩy
một cuộc chiến tranh “lưỡng bại câu thương”. Đối với Kahn, điều quan
trọng là phải có một chiến lược để Mỹ “chiến thắng” một cuộc chiến tranh
hạt nhân. Đạo diễn Stanley Kubrick đã khắc họa nhân vật “Tiến sĩ
Strangelove” với nguyên mẫu là Kahn trong một bộ phim hài rùng rợn cùng
tên của mình năm 1964. Cuối phim, cảnh đám mây hình nấm đã miêu tả
những gì Kubrick tưởng tượng về “chiến thắng” hạt nhân.

Trong suốt một thập kỷ, có hai diễn biến chính khiến nghiên cứu của

Kahn trở nên không còn phù hợp. Đầu tiên, năm 1963, Hiệp ước cấm thử vũ
khí hạt nhân đã giúp giảm căng thẳng hạt nhân giữa các cường quốc; sau khi
“Khủng hoảng tên lửa Cuba” đẩy Mỹ và Liên Xô tới bờ vực chiến tranh.
Cùng năm đó, sự cam kết đa phương về khu vực Tây Đức không có vũ khí
hạt nhân càng khiến nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô
càng thấp hơn. Thứ hai, vào cuối thập kỷ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã
khiến người ta không còn cho rằng chính sách chống cộng của quân đội
đáng để mạo hiểm sinh mệnh của nước Mỹ hay thậm chí cả thế giới theo
nghĩa đen. Cùng lúc đó, sự quan tâm ngày càng tăng tới môi trường dần
cũng tái định hướng lại ý nghĩa cơ bản của sự sống sót - cả ở nước Mỹ lẫn
toàn cầu. Lấy ý tưởng từ phong trào môi trường ngày càng mạnh mẽ sau khi
Rachel Carson xuất bản cuốn Mùa xuân im lặng vào năm 1962, George
Kennan là một trong những người đầu tiên chỉ ra mối tương quan giữa việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.