CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 47

những lo ngại về chiến tranh lạnh giảm đi trong khi nỗi lo cho hệ sinh thái
ngày một tăng lên.

Vì thế, vào năm 1970, những viễn cảnh về thảm họa môi trường thế giới

đã mang rất ít điểm tương đồng với cảnh hoang tàn sau chiến tranh hạt nhân
mà Herman Kahn đã hình dung ra vào một thập kỷ trước đó. Điểm khác biệt
không nằm ở mức độ tàn phá mà là nguồn gốc của nó. Thay cho sự hủy hoại
tức thì trên diện rộng do chiến tranh hạt nhân là viễn cảnh về sự hủy diệt
môi trường từ từ nhưng không kém màu sắc của ngày tận thế: đất canh tác bị
sa mạc hóa, những khu rừng trơ trụi, không khí đầy khói và những bãi biển
tràn dầu. Càng ngày càng nhiều người tin rằng con người đang khiến hệ sinh
thái trở nên tồi tệ hơn và cần phải làm một cái gì đó - và đối với rất nhiều
người, đây là vấn đề lớn và cấp bách hơn cả việc Mỹ theo đuổi chiến tranh
lạnh. Nhà sử học John McNeill kết luận rằng loài người đang tạo ra “một cái
gì đó mới dưới ánh nắng mặt trời” (tên cuốn sách John McNeill về lịch sử
môi trường thế kỷ thứ XX - chú thích của người dịch
) trong những năm
1960. Và điều này phụ thuộc vào một thực tế rằng “những điều sáng suốt và
quyền hạn được thiết lập sẽ đến với sự tấn công mạnh mẽ” trong thập kỷ đầy
biến động ấy.

Nhưng đâu là bằng chứng rằng các vấn đề môi trường được nhiều người

quan tâm vào cuối những năm 1960 dẫn tới viễn cảnh về một thế giới hoang
tàn? Hay cái suy nghĩ tột cùng rằng loài người đang dần dần nhưng chắc
chắn phá hủy thế giới chỉ là phản chiếu của những nỗi lo phi thực tế sản sinh
từ môi trường hỗn độn của nền công nghiệp hóa thế kỷ mười chín? Hơn nữa,
có phải quan điểm này đã tạo ra một sự phân chia lệch lạc giữa loài người
tham lam và thiên nhiên thụ động, mà như vậy là đã xem nhẹ tính năng động
của môi trường tự nhiên?

Trong trường hợp Việt Nam, các nhà môi trường học đã tìm thấy bằng

chứng thuyết phục rằng nỗi lo sợ về ngày tận thế không chỉ là giả thuyết.
Dựa vào những câu mở đầu của cuốn Mùa xuân im lặng, bản tin Sierra Club
đã xuất bản cái được coi là bài cáo phó môi trường của một quốc gia: “Ngày
xửa ngày xưa, có một đất nước nhỏ bé, xinh đẹp, xanh tươi và duyên dáng
được gọi là Việt Nam”. Bài báo nói đến sự tàn phá môi trường nặng nề của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.