CON ĐƯỜNG DA CAM - Trang 57

Erza Kraus có các điều kiện thuận lợi để tìm hiểu thấu đáo tiềm năng

quân sự của chiến tranh diệt cỏ. Khoa thực vật học của Đại học Chicago
luôn tự hào về những thiết bị phòng thí nghiệm tiên tiến nhất, một phần nhờ
vào những khoản tài trợ lớn từ Quỹ Rockefeller. Kraus đã tận dụng quyền
tiếp cận Cục công nghiệp thực vật (BPI) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA),
tại Beltsville, Maryland, nơi ông từng tham gia sáng lập vào cuối những
năm 1930. Năm 1940, Kraus giám sát vài dự án hợp tác nghiên cứu về điều
chỉnh sự phát triển ở thực vật có liên quan tới bộ phận của ông và Bộ Nông
nghiệp Mỹ; ông thậm chí còn đảm bảo việc làm cho một số nghiên cứu sinh
của mình ở Chi cục công nghiệp thực vật. Kraus, giống như nhiều đồng
nghiệp ở Mỹ và Anh, đã độc lập công nhận tiềm năng trở thành thuốc diệt cỏ
của các chất tổng hợp kích thích tăng trưởng. Theo lời một trong những
nghiên cứu sinh của ông, lần đầu Kraus bàn về khám phá này là vào tháng
Tám năm 1941, mặc dù qua cuộc nghiên cứu, có thể thấy rằng ông đã có
những khái niệm lờ mờ về vấn đề này từ năm 1940.

Mùa thu năm 1941, Kraus và sinh viên John Mitchell tiến hành nghiên

cứu về tiềm năng diệt cỏ của một số hợp chất tổng hợp kích thích tăng
trưởng. Gần như ngay sau cuộc tấn công của Nhật Bản tại Trân Châu Cảng
hôm mùng bảy tháng mười hai, Kraus đầu quân cho chính phủ. Một lần nữa,
Kraus tự thấy rằng mình có điều kiện thuận lợi để dùng sinh lý học thực vật
phục vụ con người; ông là thành viên sáng lập của một dự án bí mật mức độ
cao về chiến tranh hóa chất và chiến tranh sinh học dưới sự bảo trợ của Viện
Khoa học Quốc gia triệu tập bởi Bộ trưởng chiến tranh Henry L.Stimon và
chủ trì bởi ông trùm ngành dược là Geogre W.Merck. Trong cuộc họp tối
mật của Ủy ban Vũ khí sinh học và hóa học thuộc Ban cố vấn chiến tranh
(WBC) vào ngày 17 tháng Hai năm 1942, Kraus đã trình ra một báo cáo có
tựa đề “Chất điều khiển sự tăng trưởng thực vật: những ứng dụng khả thi”.
Báo cáo được đề ngày 18 tháng Mười hai năm 1941; cuộc tấn công bất ngờ
của Nhật Bản đã thúc đẩy Kraus vội vã hoàn thành nó. Điều mà ta chưa rõ là
liệu trận tấn công Trân Châu Cảng là động lực mấu chốt khiến Kraus quyết
định biến thuốc diệt cỏ thành vũ khí quân sự hay ông đã nghĩ tới điều này từ
trước. Bất kể điều đó, việc Mỹ đột ngột tham gia vào thế chiến thứ II đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.