dẫn tới việc tạo ra Chất độc Màu Xanh, một loại thuốc tàn phá thóc lúa bằng
thạch tín trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Bản miêu tả chính thức về nghiên cứu của Kraus đã thu hút sự chú ý của
các quan chức quân sự, những người đã rất ấn tượng bởi các lợi thế chiến
thuật tiềm năng mà thuốc diệt cỏ mang lại. Quân đội Mỹ đã coi nghiên cứu
về thuốc diệt cỏ là nền tảng cho chương trình nghiên cứu hóa sinh học còn
non trẻ tại trại Frederick, Maryland, sau khi Kraus mua lại 2,4,5-T từ Công
ty hóa chất Sherwin-Williams mùa thu năm 1943 (2,4,5-T là chất mà sau
này được kết hợp với 2,4-D tạo thành Chất độc da cam). Vào năm 1944,
Kraus, Mitchell và Charles Hamner đã thiết lập các đặc tính diệt cỏ của hàng
chục loại cây theo nhiều phương pháp ứng dụng khác nhau. Hamner là một
sinh viên khác của Kraus, mới chuyển từ BTI sang đại học Cornell. Tính đến
thời điểm đó, đây là nghiên cứu toàn diện nhất về việc điều hòa sự phát triển
của thực vật - cho cả ứng dụng thời chiến và thời bình.
Với sự cố vấn của Kraus, các nhà khoa học quân sự tại Fort Detrick,
Maryland tiếp tục nghiên cứu về 2,4-D và 2,4,5-T trong chiến tranh mô
phỏng, nói cách khác, bằng các đợt rải thuốc lên khu vực Florida
Everglades. Họ chọn Everglades vì hệ sinh thái của nó có nhiều điểm tương
đồng với khí hậu nhiệt đới Thái Bình Dương, nơi thuốc diệt cỏ sẽ được sử
dụng nhất. Kraus trở thành trưởng ban kiểm duyệt các ấn phẩm khoa học
của ban cố vấn chiến tranh bởi các ấn phẩm này có khả năng chứa nhiều
thông tin nhạy cảm liên quan tới thuốc diệt cỏ. Ông cũng khá thành công
trong việc này; các tài liệu trước năm 1945 về thuốc diệt cỏ ứng dụng
hormone thực vật không có dấu vết nào cho thấy các nhà sinh vật học đã
tham gia vào chiến tranh. Thuốc diệt cỏ là phần khả thi nhất trong chương
trình hóa sinh học còn phôi thai ở Mỹ - nếu không kể đến khả năng thương
mại của nó - và bí mật này càng minh chứng cho việc các quan chức quân sự
Mỹ thực sự nghiêm túc trong việc tiến hành chiến tranh diệt cỏ. Mặc dù đã
có những tiến bộ to lớn trong nghiên cứu thuốc diệt cỏ và người dân cũng
như các quan chức quân sự liên quan tới chương trình đều đồng ý rằng thuốc
diệt cỏ sẽ là một mảnh ghép hiệu quả giúp tăng cao sức mạnh quân sự ở mặt