nào đấy đã chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ trên những cánh đồng
Kulikôvô và Bôrôđinô gì đấy. Chúng ta nghĩ: chà, nước Nga lớn thật! -
cứ nhìn địa đồ thì biết. Thế nhưng bây giờ cứ thử chịu khó cống hiến
một phần nhất định của cuộc đời để duy trì tính toàn vẹn của cái
khoảng tô màu xanh lá cây trên địa đồ chạy suốt từ châu Âu sang châu
Á ấy mà xem. Vui vẻ gì, nếu em bảo là cơ chế nhà nước của ta tồi, thì
về điều này anh có thể đồng ý được. Bây giờ, khi tôi đi chết cho quốc
gia, trước hết tôi phải hỏi: thế còn các anh, những kẻ đưa tôi đến tử địa,
các anh đã nắm hết được cái thuật lãnh đạo quốc gia chưa? Liệu tôi có
thể yên tâm mà đổ máu cho tổ quốc không? Phải, Katyusa ạ, chính phủ
vẫn theo thói quen cũ tiếp tục nhìn các tổ chức xã hội với con mắt hiềm
nghi, nhưng bây giờ thì đã rõ là nói không thể thiếu chúng ta được. Đố
đấy! Còn chúng ta thì lúc đầu nắm lấy đầu ngón, rồi sau nắm lấy cả bàn
tay. Anh thì anh rất lạc quan em ạ, - Nikôlai Ivanôvits đứng dậy lấy bao
diêm trên lò sưởi, châm thuốc hút và vứt mẩu diêm vào cái vỏ trứng -
Máu đã đổ ra sẽ không phí hoài đâu. Khi chiến tranh kết thúc, người
cầm tay lái quốc gia sẽ là chúng tôi -các nhà hoạt động xã hội. Những
việc mà bọn "Zemlya i volya"
, bọn xã hội cách mạng và bọn mác-xít đều đã không làm được thì
chiến tranh sẽ làm được cho mà xem. Thôi chào hai cô nhé. - Ông xốc
lại chiếc áo chẽn rồi đi ra, trông sau lưng giống như một người đàn bà
béo cải trang.
Êkatêrina Đmitrievna thở dài và ra ngồi bên cửa sổ, tay cầm mẩu len
đan dở. Đasa đến ngồi cạnh nàng, trên tay dựa của chiếc ghế bành, tay
quàng qua vai chị. Hai chị em đều mặc áo dài đen cài kín cổ, và giờ
đây, ngồi im lặng và trầm tĩnh, trông họ giống nhau lạ lùng. Ngoài cửa
sổ tuyết rơi thưa thớt, và một ánh sáng trong trẻo do tuyết phản chiếu
hắt lên mấy bức tường trong phòng. Đasa áp má vào mái tóc của Katya
thoang thoảng một mùi nước hoa là lạ.
- Katyusa, thời gian qua chị sống thế nào? Chị chẳng kể gì cả.