giá cả lúa mì ở nước ngoài. Gulai Pôlê cũng là một khu dân cư mới
mọc. Đó là một thứ thị trấn buồn tẻ kéo dài dọc con sông Gaitsur tù
hãm, bùn lầy và hay khô cạn.
Từ nhà ga về Gulai Pôlê phải đi qua bảy dặm thảo nguyên. Rôstin
thuê một chiếc xe ngựa đưa chàng đến khu chợ lớn họp trên một bãi
chăn gia súc. chàng lập tức hỏi mua con gà rán của một mụ đàn bà
trâng tráo đang ngồi chạng háng trên một chiếc xe ngựa chất ngổn
ngang những món hàng thôn dã chở đến bán. Mụ ta chẳng quen bán
chác, cứ nổi nóng lên, khi thì dí hàng tận mũi người mua, khi thì giật
phắt ra khỏi tay người ta, mắng chửi the thé, chốc chốc lại quay ngoắt
lại nhìn phía sau xem có ai lấy cắp gì của mình không. Mặc cả mãi mụ
mới chịu bán con gà rán với giá năm quan tiền Hetman, nhưng lại lập
tức không chịu bán lấy tiền nữa, chỉ muốn đổi lấy cuộn chỉ thôi.
- Thì mụ cứ lấy tiền đi, rõ ngốc - Rôstsin nói, - rồi ra kia mua chỉ:
người ta bán chỉ đầy ra đằng kia kìa.
- Đây không có thì giờ, không bỏ xe mà đi được. Cất tiền đi, đứng xa
ra... Bấy giờ Rôstsin len lỏi đến cạnh một quân nhân để chòm tóc dài,
trên người lủng lẳng đủ các thứ vũ khí, vừa đi lảo đảo giữa chợ vừa lắc
lắc trên lòng bàn tay hai cuộn chỉ. Giương đôi mắt đục ngầu nhìn
Rôstsin, hắn mấp máy đôi môi sưng mọng:
- Không. Đổi lấy rượu cơ. Rốt cục Rôstsin vẫn không mua được con
gà rán. Trên chợ người ta chỉ đổi, chẳng mấy khi mua bán bằng tiền:
một lối giao dịch man rợ thuần túy, trong đó giá cả hoàn toàn do nhu
cầu quy định: hai cái kim có thể đổi lấy một con lợn sữa, lại còn được
các thêm một cái gì nữa, còn một cái quần dạ chưa vá miếng nào thì tha
hồ người bán muốn hút hết máu của người mua cũng được. Hàng trăm
người đi lại mặc cả, quát tháo, chửi bới, quay cuồng xung quanh những
chiếc xe giàn đổ ngổn ngang ngay ở đấy, trên một chiếc ghế đẩu hay
ngay trên một cái bánh xe, mấy anh thợ cạo bày những bộ sậu đồ nghề
lưu động của họ ra; mấy anh phó ảnh "chụp lấy ngay", với cái hộp rửa
ảnh lưu động ba chân, chỉ năm phút là đưa ra cho khách hàng một tấm