cá nhân các nhân vật. Trong tác phẩm, các nhân vật của A.Tolstoi đã đi
vào cuộc sống và sự tiếp xúc với nhân dân đã dần dần thủ tiêu những
mâu thuẫn cá nhân và xã hội, cuối cùng hòa hợp lại trong tình yêu đối
với Tổ quốc và nhân dân.
Cùng với việc miêu tả chính quá trình lịch sử của đất nước Nga,
trong Năm 1918, và sau đó trong Buổi sáng ảm đạm đã xuất hiện hàng
loạt những nhân vật cộng sản đầy sức sống và có ý nghĩa lớn lao.
Những con người này, những người đã cứu đất nước và nhân dân ra
khỏi bàn tay của bọn phản động và bọn can thiệp nước ngoài, đã là
“tinh hoa, lực lượng và tương lai của đất nước” (Lênin). Đấy là những
người yêu nước chân chính, chiến đấu kiên định, những người thông
minh mà giản dị, đôn hậu, được tôi luyện vững vàng trong chính cuộc
chiến đấu sinh tử với kẻ thù.
Ivan Gora, người công nhân cộng sản có ý thức, người chính ủy đã
giương cao ngọn cờ đỏ trong trận ác liệt trên bờ sông Manyts và khi hy
sinh rồi, anh vẫn còn “dang rộng hai tay ra như muốn ôm lấy đất, chết
rồi mà vẫn không chịu để cho quân thù chiếm mảnh đất này”. Tsugai,
người cán bộ tổ chức quần chúng thông minh, giàu kinh nghiệm đã để
lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Số phận của Anyxya tượng
trưng khát vọng vươn tới cái đẹp và chứng tỏ cách mạng đã mở rộng,
thức tỉnh những khát vọng chưa từng có đối với văn học của nhân dân
lao động. Cô thanh niên cộng sản Maruxya được miêu tả chỉ trong vài
trang, nhưng hình bóng của cô thấm nhuần chất thơ của sự trong trắng
và niềm tin ở lý tưởng... Qua tất cả những nhân vật này, cũng như qua
việc thể hiện một cách chân xác hình tượng đám đông thủy thủ, hình
tượng của những người lao động, A.Tolstoi muốn vạch rõ ảnh hưởng và
tác động của họ đối với những người trí thức, vạch rõ sự xuất hiện con
người mới.
Năm 1939, A.Tolstoi viết cuốn "Buổi sáng ảm đạm", tập cuối của
bộ ba "Con đường đau khổ" và đã đặt dấu chấm hết vào đúng ngày nổ
ra chiến tranh vệ quốc vỹ đại – ngày 22.6.1941. Nối tiếp nhiệm vụ mô