CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ - Trang 20

Tủ sách cổ điển: CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ

"Con đường đau khổ" là đỉnh cao chói lọi của tài năng Alexei
Tolstoi, là cuốn tiểu thuyết của nền văn học hiện thực xã hội chủ
nghĩa. A.Tolstoi đã viết bộ ba tiểu thuyết này trong hơn 20 năm
(1919-1941) và quá trình viết cuốn tiểu thuyết cũng là quá trình lớn
lên trong tầm nhận thức của nhà văn đối với cách mạng.

Tập đầu của bộ tiểu thuyết, cuốn "Hai chị em" viết khi A.Tolstoi còn ở
nước ngoài và chưa đi theo cách mạng, có thể xem là một thiên tự sự về
vận mệnh cá nhân của các nhân vật trí thức đang đi tìm đường giữa
những biến động dữ dội của cuộc sống. Mở đầu A.Tolstoi đưa ta vào
không khí của kinh thành Peterburg năm 1914, những ngày trước chiến
tranh. Peterburg và cả nước Nga đang sống trong những ngày tháng hấp
hối của xã hội tư sản, những ngày tháng chán chường, phờ phạc, sặc
nồng mùi vốtka và ái ân không tình yêu. Xã hội tư sản đang sống
những ngày tàn của nó và những người trí thức tiểu tư sản, như những
con bướm, không dính dáng gì đến khía cạnh nào của nước Nga cả,
đang khắc khoải, hoảng hốt đi tìm “con đường thứ ba” làm giải pháp
phá vỡ bế tắc của cuộc sống.

Sống trong không khí xã hội ấy, các nhân vật của A.Tolstoi do bản
chất của mình, cũng đã dấn mình vào những cuộc tình phù du, những
cuộc “dạ đàm” triết học và nghệ thuật, vào những suy tư dằn vặt vô
vọng và đau đớn để tìm cách thoát ra khỏi xã hội và thoát ra khỏi chính
mình. Katia, Dasa, Rotsin… kẻ ít người nhiều, đều đã sống như những
“thân phận cô đơn”, những kẻ bị “lưu đày” trong xã hội ấy. Cuối cùng,
họ sẽ đi tới đâu với những ưu tư ấy? Như tác giả sau này cho thấy, con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.