Nhưng cuộc sống thảnh thơi ấy đối với cô mà nói, không phải là một
kiểu thư giãn, trái lại còn mang đến chút lo âu lạ lùng.
Tân Khai Vũ gọi điện đến, hỏi cô chơi đủ chưa. Cô cười, “Chán lắm
rồi, nhưng con không muốn về làm kẻ quấy rối”.
“Con bé này, nói kiểu gì thế! Chẳng lẽ bây giờ không cần ở cạnh
phụng dưỡng cha mẹ, mà lại thịnh hành mốt để chút không gian cho cha mẹ
vui à?”.
“Bố, con thật sự không quen sống chung với hai người”. Tân Thần
thực thà, “Bố không thấy là có cô con gái lớn như thế ở cạnh, muốn tình tứ
lãng mạn gì cũng thấy ngại ngùng hay sao?”.
Tân Khai Vũ dở cười dở mếu, “Bố con không có thú vui cấp thấp như
thế chứ”.
“Nhưng nếu không có thú vui cấp thấp như vậy thì cuộc sống vô nghĩa
lắm!” Tân Thần vẫn giữ cách nói chuyện thẳng thừng không kiêng kỵ với
bố cô.
(*) Nguyên văn: Truyền thuyết k lại thời Xuân Thu có Lai Tử, rất hiếu
thuận, bảy mươi tuổi rồi có lúc vẫn mặc quần áo sặc sỡ, giả thành trẻ con
để chọc cha mẹ cười vui. Về sau trở thành điển cố chỉ người con hiếu thuận
với cha mẹ.
“Được rồi, con cũng chơi hơn mười ngày rồi, sắp đến kỳ nghỉ rồi đấy,
sau đó du khách sẽ đông kinh khủng. Cho dù bố thích kiểu thú vui cấp thấp
thì…”. Tân Khai Vũ ho một tiếng, cô nén cười, “Cũng hưởng thụ đủ rồi, về
thôi”.
Bạch Hồng vừa cảm kích Tân Thần chu đáo lại vừa thấp thỏm không
yên, sợ trong lòng Tân Thần vẫn có suy nghĩ gì đó. Cô thật sự có phần lúng
túng, không biết phải chung sống như thế nào với cô con gái rất thân mật