Phan Thế Hải
Con Đường “Hóa Rồng" Của Việt Nam
Chương 2
Những lực cản của nền kinh tế
1- Những cuộc cải cách Marathon
Không khó khăn lắm trong việc “bắt mạch, thăm bệnh” cho nền kinh
tế Việt Nam. Hàng chục căn bệnh đã được phát hiện cách đây vài ba
chục năm. Ngay từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc các kỳ thứ 4, thứ
5, 6 đã tìm thấy và liệt kê ra một số bệnh như: Nền hành chính cồng
kềnh, kém hiệu lực; Tình trạng vi phạm dân chủ cơ sở; Kỷ cương phép
nước không nghiêm; Tệ tham nhũng ở các cơ quan công quyền….
Đã là bệnh thì phải chống, phải cải cách, chữa trị. Đó là lý do để hàng trăm
cuộc cải cách ra đời. Công cuộc cải cách hành chính được phát động cách
đây ngót một phần tư thế kỷ; cải cách tư pháp rồi mở rộng dân chủ, chống
tham nhũng… đều được những nhà lãnh đạo “nhìn xa trông rộng” phát
động cách đây vài ba chục năm.
Ngày nay, nếu có một ai than phiền hay khiếu kiện về các tình trạng trên,
thì lập tức được giải thích: Tham nhũng, Đảng ta có biết không, biết cả! vi
phạm dân chủ cơ sở, Đảng có biết không, biết cả!… chính vì thế Đảng đã
có chủ trương, đã làm và đang làm, nhưng không thể nóng vội!
Là người đã tham dự nhiều kỳ họp Quốc hội, phần chất vấn và trả lời chất
vấn quanh đi quẩn lại cũng chỉ chừng đó vấn đề, không cần phải suy ngẫm
nhiều mà đã thuộc lòng nơi cửa miệng: Ngành xây dựng, công nghiệp:
Nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, lạc hậu; Thất thoát đầu tư xây dựng cơ
bản; hiệu quả đầu tư thấp… Ngành giáo dục: Thua ngay trên sân nhà; Nạn
dạy thêm, học thêm; Chất lượng giáo dục, đào tạo thấp, tụt hậu; bệnh chạy
theo thành tích; Ngành nông nghiệp: Giống má, cây con chất lượng không
đảm bảo; các dự án 135 bị rút ruột; đơn thư khiếu kiện vượt cấp… Ngành
Nội vụ và Lao động: Chế độ tiền lương thấp; tệ quan liêu, tắc trách của bộ
máy hành chính…
Mỗi lần chất vấn lại có bộ trưởng trả lời, lại hứa cải cách, sửa đổi, từ kỳ