nói với tôi: khi anh cần thuê 1,5 ha đất cho một dự án đào tạo; “ông xây
dựng” nói rằng, hiện nay không còn diện tích như thế, chỉ có thể thuê được
7.000m2 thôi. Nếu nghe lời “ông”, thuê 7.000m2 thì không thể làm ăn gì
được, “lì xì” cho ông 1.000 USD thì lập tức được thuê diện tích như ý
muốn. Xong việc ở “ông xây dựng”, đến lượt “ông Địa chính”, “ông Kế
hoạch Đầu tư”, “ông Quận”, “ông Phường”… đều tương tự. Chỉ có điều,
khoản phong bao không nhất thiết phải một ngàn đô mà có khi hơn hoặc
kém, tuỳ theo ý tứ các xếp theo kiểu “nghe nhạc hiệu đoán chương trình”.
Tỉnh nào cũng trải thảm đỏ, nhưng thảm đỏ chỉ trải đến tỉnh, có việc xuống
dưới là vướng ngay chông gai mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn vượt
qua.
Cùng với chiến dịch trải thảm đỏ là hàng loạt chiến dịch khác như cải cách
hành chính, chiêu dụ nhân tài… mà chiến dịch nào cũng rầm rộ, cũng
hoành tráng. Cách đây dăm năm, khi Bình Dương nổ phát súng đầu tiên
khơi mào chuyện “chiêu hiền đãi sỹ”, cùng với những thành tựu mà tỉnh
này đạt được trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các tỉnh khác
nô nức sao chép cách làm này mà kịch bản đều na ná nhau: đăng thông báo
mời gọi các trí thức có trình độ cao về tỉnh làm việc. Thời hạn ít nhất là
năm năm, được bố trí chỗ ở, trợ cấp một lần ngay khi về nhận công tác:
thạc sĩ, 10- 15 triệu; tiến sĩ, 15- 20 triệu; giáo sư 20- 25 triệu…
Vấn đề đặt ra là có thể coi những gì mà các tỉnh nói trên làm là “chiêu hiền
đãi sĩ” không? Cách “chiêu” như thế có phù hợp với hiền sĩ? Và những
người theo tiếng gọi của những ưu đãi vật chất thuần túy, và đáng nói hơn,
theo lời kêu gọi “khơi khơi” của các tỉnh này, có thể coi là hiền sĩ hay
không? Ðã có ai thử điều tra xem các tỉnh nói trên chiêu được bao nhiêu
“hiền sĩ” và họ là những ai?
Chỉ cần nhìn vào cái cách “chiêu” các “hiền sĩ” của các tỉnh ấy cũng đủ
thấy rằng hình như có chuyện không ổn ở đây. Đó là kiểu chiêu hiền khơi
khơi. Năng lực khơi khơi thay vì nói năng lực chuyên môn, năng lực lãnh
đạo, năng lực đọc thực trạng xã hội, năng lực bắt mạch tìm rõ căn nguyên
bệnh tật của cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành; năng lực hoạch định chiến
lược phát triển, năng lực tổ chức, điều hành, năng lực dùng người…