thường không có một liên hệ tin tưởng và đồng thuận. Trong mỗi người
Việt Nam, đã trở thành thói quen, câu chuyện mà người ta nói ở quán nước
và câu chuyện nói ở diễn đàn là hoàn toàn khác nhau, thậm chí trái ngược
1800. Người dân sẽ không có một chút mặc cảm nào nếu phải mánh mung
hay lấy của công để làm giàu cho cá nhân mình, nhưng ở trên các diễn đàn
không ai dám công khai điều này. Mỗi quan chức có một khoảng trời riêng,
một không gian riêng với những đệ tử tin cẩn chi phối mọi hoạt động trên
địa bàn đó. Tôi có một anh bạn, vì trót chạy xe quá tốc độ, bị cảnh sát giao
thông lập biên bản. Theo luật, sẽ phải giữ xe 20 ngày, chịu phạt tiền và bấm
lỗ bằng lái. Nhưng thông qua một “xếp” ở địa phương, một cú điện thoại
gọi xuống, lỳ xì vài triệu là coi như xong, không có chuyện gì xẩy ra.
Tham nhũng là phạm luật nhưng đã trở thành một điều không cần phải che
đậy và cũng chẳng biết làm sao để giải quyết. Nhiều người ý thức được cái
bất ổn của tương lai nên có khuynh hướng quay về bảo vệ những giá trị
truyền thống theo kiểu sống sao cho phải đạo. Thế nhưng, những giá trị cần
bảo vệ thường không vượt qua khỏi ngưỡng cửa gia đình, bè bạn. Có một
thái độ lạ lùng nhưng gần như được công khai chấp nhận: cứ làm ăn, nếu
cần cứ mánh mung, cứ tham nhũng, nhưng đừng làm chính trị. Một
quan chức đã nghỉ hưu đã cay đắng tổng kết: “Một thằng làm, chín thằng
rình; cuộc đời chính trị nghĩ mà kinh!”
Chỉ có một nguyên do để cắt nghĩa thái độ lạ lùng trên: người dân tin chắc
mình không có chỗ trong đời sống chính trị của đất nước, do đó không việc
gì phải quan tâm đến sự thăng trầm của nó và càng không việc gì phải trung
thành với guồng máy chính trị trên đất nước mình. Với một tâm thức chung
như vậy, thật khó để tiên đoán những hậu quả quả nào cho mai sau, nhưng
chắc chắn, nếu cứ tiếp tục như thế này, phải là kẻ không bình thường mới
tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một con rồng châu Á khác.
Thảm kịch ở Việt Nam có một nguyên nhân lớn nhất: không ai thích chia
quyền với người khác. Thực tế thì ngược lại, quyền lực phải được trao
cho người xứng đáng. Nếu họ không thực thi được quyền lực thì xin
mời giao cho người khác xứng đáng hơn. Đó là lẽ thường của công bằng,
có nghĩa là, phải có Dân Chủ. Thiếu nó, sẽ mất tất cả, đừng nói chi đến