69. LÒNG NHÂN ÁI ĐÍCH THỰC
Tôi cố gắng đối xử với người khác một cách công bằng. Phải chăng
chừng ấy là chưa đủ?
Sự ân cần là một phẩm chất của trái tim. Từ “ân cần” trong ngôn ngữ
Nhật được thành lập bởi những chữ tượng hình – gồm chữ “người” và “sự
quan tâm.” Như thế, ân cần là quan tâm về người khác, cảm thông với họ
nhất là khi họ đang phấn đấu chống lại nỗi buồn, nỗi đau và nỗi cô đơn.
Những chữ tượng hình này cũng có thể có nghĩa là “vượt trội, xuất sắc.”
Một người thực sự ân cần, một người hiểu trái tim một người khác, là một
con người phi thường, một học viên danh dự của cuộc đời. Có mối quan
tâm như thế đối với người khác là sống trong cách nhân đạo nhất. Nó là một
dấu hiệu của một tính cách xuất chúng.
Tuy nhiên, có trái tim nhân ái không tương tự như ân cần. Ân cần có
nghĩa là hành động dựa trên những tình cảm nhân ái của bạn. Điều ấy đặc
biệt đúng khi sự bất công xảy ra. Thật vậy, chúng ta biểu lộ sự yếu đuối
bằng cách không hành động vào một khoảnh khắc hệ trọng.
Ân cần có nghĩa là : khi một cá nhân càng đau khổ, càng nhiều khó
khăn, thì tình yêu thương mà bạn bày tỏ với họ càng nhiều. Khi làm như
vậy, ta có lòng dũng cảm để giúp nhau. Ân cần cũng có nghĩa là nhận ra sự
bất hạnh của người khác đúng như nó là, cố gắng hiểu và chia sẻ nỗi khổ
của người ấy. Điều này sẽ khiến cho bạn có khả năng phát triển bản thân và
đồng thời giúp người khác trở nên mạnh mẽ. Ân cần thì có tính chủ động;
đó là việc tự rèn luyện mình trong nghệ thuật khích lệ kẻ khác.
Điều quan trọng là không chỉ thông cảm hay thương hại người khác, mà
còn phải hiểu những gì mà họ đang trải qua. Sự thấu cảm
là hệ trọng.
Đôi khi sự thấu cảm của ta có thể cho người khác sức mạnh để tiến bước.
Nhiều người trân quý sự ân cần ở người khác và muốn bày tỏ sự ân cần,
nhưng đồng thời, không muốn quá bị dính líu. Những người này đã có một