"Ðánh đi, đánh cho chết mẹ nó đi !" Nỗi căm giận trào lên trong tôi. Tôi
thấy mắt tôi hoa lên, tai tôi ù đi, máu trào mằn mặn trên môi. Ðô Thi nhảy
đá song phi, tôi tránh được, thuận tay bắt được cổ chân. Ðô Thi giằng ra,
nhưng hai tay tôi như hai kìm sắt. Ðô Thi lăn lộn trên sàn. Tiếng gào: "Thua
rồi, thua rồi" ầm ĩ cả lên. Trọng tài bảo tôi vật không đúng luật. Tôi chẳng
nói chẳng rằng, gạt ông ta ra, cứ thế đi đến bàn ôn bọc giải thưởng đi
xuống. có ai vỗ vào vai tôi: "Khá lắm ! Du côn lắm !" Tôi không hiểu nghĩa
hai chữ du côn, chắc tỏ ý khen ngợi.
Ra khỏi xới vật, tôi rẽ vào hàng mua cho các em gói kẹo, cho mẹ chiếc
lược rồi đi tắt đồng, qua bãi về nhà. Ðến sông thì chập choạng tối. ở khúc
quặt, bỗng có tốp người hùng hổ xông ra, đi đầu là đô Thi, đô Nhiêu, đô
Tiến. Ðô Thi bảo: "Muốn sống đứng lại !" Tôi hỏi: "Cướp đường à ?" Bọn
kia không nói năng gì xông vào đánh ngay. Tôi đánh trả cũng ác, nhưng
thân cô, thế núng, lát sau tôi ngất đi. Khi tỉnh lại, tôi thấy mình nằm trên ổ
rơm, người đau ê ẩm. Mẹ tôi hỏi: "Con có đau không ?" Tôi gật đầu. Mẹ tôi
khóc: "Chương ơi, con ra tranh hơn thiên hạ làm gì ? Mang thân mua vui
cho người có nhục không con ?" Tôi âm thầm khóc, thấy mẹ tôi nói phải.
Mẹ tôi bảo: "Hứa với mẹ đi, đừng bao giờ thế !" Tôi thương mẹ tôi nên hứa,
nhưng nghĩ lần sau đi đâu phải dắt theo dao. Tôi hỏi mẹ tôi: "Ai cứu con ?"
Mẹ tôi mỉm cười: "Mẹ Cả cứu". tôi định hỏi thêm, nhưng mẹ tôi đã ra
ngoài, đi sao lá cúc tần sắc cho tôi uống.
Tôi hồi phục sức khẻo rất nhanh, chủ yếu do trẻ trung, chẳng phải do
thuốc. Thuốc có gì đâu, chỉ có lá cúc tần sao khô vừa bóp vừa uống. Khi đi
lại được, ý nghĩ đầu tiên của tôi là vác dao tìm đến đô Thi. Thế nhưng hợp
tác xã cử tôi đi học một lớp nghiệp vụ kế hoạch ở trên thị xã, giấy báo tập
trung gấp quá, tôi đành bỏ dở ý định trả thù.
Lớp học chúng tôi có ba mươi người, học sáu tháng. Chúng tôi được học
các môn chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử, chính trị kinh tế học, các
nghiệp vụ quản lý kế toán. Lần đầu tiên, tôi biết những danh từ, khái niệm,