tục ra sao, nhưng tôi cảm nhận được một thi hứng, tôi thấy một hình tượng. Có
những khi anh bắt đầu một tác phẩm như thế này với một cơn xuất thần trào
dâng, cuốn anh đi. Cela dit
, bạn thân mến của tôi, chao, giá như chúng ta luôn
có thể làm điều mình thích! Nhưng xuất bản cũng là một ngành kinh doanh, có lẽ
là ngành cao quý nhất, nhưng vẫn là kinh doanh. Anh có khái niệm nào về chi phí
in ấn ngày nay không? Và giá giấy nữa? Cứ đọc bản tin sáng nay thôi: lãi suất cơ
bản ở phố Wall tăng. Anh bảo không ảnh hưởng tới chúng ta sao? Chao, có đấy.
Anh có biết thậm chí hàng tồn kho của chúng tôi cũng phải chịu thuế không? Và
đánh thuế cả hàng bị trả lại, những cuốn tôi không bán được. Phải, thậm chí tôi
phải chi phí cho thất bại, khác nào khổ giá của bậc thiên tài không được dân
Philistine nhận ra. Giấy pơ-luya đây mà - anh đánh máy tác phẩm của mình trên
thứ giấy mỏng mịn này thật là tao nhã quá, nếu tôi có thể nói vậy. Nó phảng phất
chất thơ. Kẻ quê mùa điển hình hẳn đã dùng giấy da để gây lóa mắt và làm rối
tinh thần, nhưng ở đây thơ được viết với trái tim - thứ giấy pơ-luya này cũng có
thể làm giấy tiền lắm.”
Chuông điện thoại reo. Sau này tôi biết rằng Garamond đã ấn một cái nút
dưới bàn và Signora Grazia đã chuyển đến một cuộc điện thoại rởm.
“Maestro thân mến của tôi! Sao hả? Tuyệt vời! Tin tốt lành! Hãy ngân lên,
những hồi chuông dữ dội
! Mỗi cuốn sách mới của anh luôn là một sự kiện. Sao,
tất nhiên rồi! Manutius rất tự hào, cảm động - hơn thế, hân hoan khôn tả - được
ghi tên anh vào danh sách tác giả của mình. Anh đã đọc xem báo chí viết gì về
trường ca mới nhất của anh chưa? Đáng được giải Nobel. Thật không may, anh đi
trước thời đại mình. Chúng tôi phải khó khăn lắm mới tiêu thụ hết ba ngàn bản...”
Chỉ huy De Gubernatis tái nhợt đi: ba ngàn bản là một thành tích vượt xa
giấc mơ của ông ta.
“Doanh số không đủ bù chi phí sản xuất. Hãy nhìn qua cửa kính rồi anh sẽ
thấy tôi có bao nhiêu người trong bộ phận biên tập. Ngày nay để một cuốn sách
vừa đủ hòa vốn tôi phải bán được ít nhất mười ngàn bản, và may mắn là trong
nhiều trường hợp tôi bán được nhiều hơn thế, nhưng đó là những tác giả có - biết
nói sao nhỉ? - một thiên hướng khác. Balzac vĩ đại, sách của ông ta bán đắt như
tôm tươi vậy; Proust cũng đâu kém cạnh, nhưng ông ấy đã tự bỏ tiền ra xuất bản.
Anh rồi sẽ xuất hiện trong sách giáo khoa nhưng không phải trong các quầy báo ở
ga tàu. Chuyện tương tự cũng xảy ra với Joyce, người cũng như Proust, tự bỏ tiền
in sách. Cứ hai đến ba năm tôi mới có thể cho phép mình đặc quyền in một cuốn