97
Ta là đấng ta là
− Xuất hành 3:14
Ego sum qui sum. Một chân lý của triết học Hermetic.
− Madame Blavatsky, Vén màn bí mật thần Isis, 1877, tr. 1
“Ngươi là ai?” Ba trăm giọng nói vang Lên như một, trong khi hai mươi
thanh gươm Lóe Lên trong bàn tay của những bóng ma gần nhất... “Ta là
đấng ta là,” người nói.
− Alexandre Dumas, Giuseppe Balsamo, ii
Sáng hôm sau tôi gặp Belbo. “Hôm qua chúng ta đã phác thảo ra một tiểu thuyết
ba xu hết sảy,” tôi nói với anh ta. “Nhưng có lẽ nếu muốn biến nó thành một Kế
hoạch thuyết phục, ta nên bám chặt hơn vào hiện thực.”
“Hiện thực nào?” anh ta hỏi tôi. “Có khi chỉ những tiểu thuyết rẻ tiền mới có
thể cho chúng ta thước đo chân chính về hiện thực. Cũng có khi chúng dối gạt
chúng ta.”
“Như thế nào?”
“Một mặt khiến chúng ta tin rằng có Nghệ thuật Lớn, khắc họa những nhân
vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình, rồi mặt khác có truyện ly kỳ hồi
hộp, truyện tình cảm ướt át, mô tả những nhân vật không điển hình trong những
hoàn cảnh không điển hình. Tôi nghĩ chẳng một anh chàng bảnh chọe đích thực
nào lại đi làm tình với Scarlett O’Hara hay thậm chí Constance Bonacieux hay
Công chúa Daisy. Tôi chơi nhởn với tiểu thuyết rẻ tiền để hóng chút gió bên
ngoài đòi thực này. Nó an ủi tôi, bày ra cái không thể đạt tới. Nhưng tôi đã trật
lất.”
“Trật lất?”
“Trật lất. Proust nói đúng: âm nhạc tôi tái hiện cuộc đời tốt hơn so với một
khúc Missa solemnis. Nghệ thuật Lớn cười vào mũi chúng ta trong khi an ủi ta,
bởi vì nó phô bày trước mắt ta thế giới như nghệ sĩ muốn. Trái lại, tiểu thuyết rẻ
tiền giả bộ như đùa cợt, nhưng rồi lại phô bày thế giới như nó thực là thế - hoặc ít