mà những người dị giáo chiến đấu sát cánh bên người Ả Rập, và họ còn chạm
trán người phái Phaolô trong cuộc vây hãm Constantinople, nơi mà cộng đồng
phái Phaolô của Philippopolis cố trao thành phố cho vị sa hoàng người Bulgaria
Yoannistsa để chọc quân Pháp như Villehardouin kể với chúng ta. Mối liên hệ với
các hiệp sĩ dòng Đền và lời giải cho câu đố của chúng ta đây. Truyền thuyết kể
rằng các hiệp sĩ dòng Đền chịu ảnh hưởng của nhóm Cathar nhưng thực ra là
ngược lại. Các hiệp sĩ dòng Đền, chạm trán với các cộng đồng phái Phaolô trong
các cuộc Thập tự chinh, đã thiết lập những mối quan hệ bí ẩn với họ như trước đó
từng làm với nhóm thần bí và những tín đồ Hồi giáo dị giáo. Cứ đi theo con
đường của Truyền chức thánh. Nó phải đi qua bán đảo Balkan.”
“Tại sao?”
“Bởi vì, rõ ràng, cuộc hẹn thứ sáu là ở Jerusalem. Mật thư nói đi tới hòn đá.
Và ở nơi nào có một hòn đá, một phiến đá, mà người Hồi giáo sùng kính, và vì
nó, nếu chúng ta muốn thấy nó, chúng ta phải cởi giày ra? Chà, ngay ở trung tâm
của Thánh đường Omar tại Jerusalem, nơi từng tồn tại Ngôi đền của các hiệp sĩ
dòng Đền. Tôi không biết ai sẽ đợi ở Jerusalem, có lẽ là một nhóm nòng cốt các
hiệp sĩ dòng Đền còn sống sót và ẩn mình, hoặc một số tín đồ Kabbalah có quan
hệ với người Bồ Đào Nha, nhưng điều này thì chắc chắn: để đi từ Đức tới
Jerusalem, tuyến đường logic nhất là qua vùng Balkan, và ở đây nhóm thứ năm,
nhóm Phaolô, đang đợi. Các anh thấy kế hoạch minh bạch và kinh tế cỡ nào rồi
chứ?”
“Tôi phải nói rằng tôi bị thuyết phục,” Belbo nói. “Nhưng người Popelican
đợi ở đâu trong cả cái Balkan đó?”
“Nếu anh hỏi tôi thì những người thừa kế tự nhiên của phái Phaolô là
Bogomil người Bulgaria, nhưng các hiệp sĩ dòng Đền ở Provins không thể biết
rằng chỉ vài năm sau Bulgaria sẽ bị quân Thổ chiếm đóng và nằm dưới sự thống
trị của người Thổ suốt năm thế kỷ.”
“Điều đó gợi ý cho ta rằng Kế hoạch bị gián đoạn ở mắt xích giữa Đức và
Bulgaria. Chuyện đó diễn ra khi nào?”
“Năm 1824,” Diotallevi nói.
“Vì sao lại vậy?”
Diotallevi nhanh chóng phác ra sơ đồ dưới đây:
BỒ ĐÀO NHA 1344 | ANH 1464 | PHÁP 1584 |
ĐỨC 1704 | BULGARIA 1824 | JERUSALEM 1944