CÔN LÔN SỬ LƯỢC - Trang 41

Ngày 18 tháng 4 năm 1946 hai trung đoàn quân-đội Pháp đổ bộ lên đảo

Côn-Lôn dưới sự yểm hộ của các trọng pháo các tàu chiến. Các trọng pháo
này chực sẵn để khạc đạn vào Côn-đảo nếu có một cuộc phản ứng gì.

Đến tại bến tàu Côn-đảo, hai trung đoàn nói trên trông thấy có một lá

cờ tam tài, treo cao. Dưới lá cờ ấy Sơn-Vương và tất cả nhân viên Chính-
Phủ Côn-đảo đang chực sẵn để đón tiếp. Sơn-Vương cho mang nước chè và
rượu nếp ra thết các quan quân Pháp. Dân chúng đang ngóng nghe diễn-văn
chào mừng của Chủ-tịch quốc gia Côn-đảo mà không có chi cả.

Việc làm đầu tiên của quân-đội Pháp là bắt các phạm nhân phải trở vào

khám đường như trước.

Sơn-Vương vì trước kia can phải nhiều vụ ăn cướp ở Nam-Việt và đã bị

tòa đại hình Saigon kêu án khổ sai hữu hạn (ít nhất là 20 năm hoặc 30 năm)
nay vì can thêm tội hạ lệnh giết một phạm nhân trong dịp lễ cưới của y, nên
y bị nhà binh Pháp chồng án lên khổ sai chung thân và bị cấm cố.

Đến đây tuồng hát ở Côn-đảo đã hạ màn, và đời sống nơi ấy trở lại lặng

lẽ và buồn thảm như trước.

Khi người Pháp trở lại Côn-đảo thì nơi ấy chỉ còn 400 phạm nhân trong

số 6000 phạm nhân năm 1945.

Năm 1947 số phạm nhân đã lên đến 1000 người và lần đầu tiên Hội

Hồng thập-tự quốc-tế do đại diện của chính phủ Nam-kỳ quốc thuở nọ
hướng dẫn đã đến viếng đảo và quan sát đời sống các phạm nhân.

Cũng trong năm 1947 một sĩ quan Pháp thuộc Sở-Phi-thoàn Các-lái bị

bắt buộc hạ cánh xuống bãi Côn-Lôn vì máy hư. Ở lại đảo được một thời
gian, viên sĩ quan ấy bèn xin kết hôn với một tiểu thơ con của viên lục sự
cối-kê viên Côn-đảo (Greffier Comptable).

Sau đó một thời gian, Cô Aina Ciderblom một nữ phóng viên báo chí ở

Thụy-Điển có viếng đảo trên một chiếc cù lạp có gắn máy sau khi cô đã
viếng qua thành phố Singapour và tiếp tục cuộc du lịch khảo cứu của cô.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.