CÔN LUÂN - Trang 431

trong cơn bão, chỉ cần phá được trận nhãn thì sẽ hóa giải được cả trận pháp.
17461747 Còn gọi là Trâu Tử, người nước Tề, năm sinh năm mất chưa rõ,
có thể là từ 324-250 tr.CN, sống cùng thời với Công Tôn Long, Lỗ Trọng
Liên. Trâu Tử là nhân vật nổi tiếng nhất trong những người nghiên cứu kết
hợp hai thuyết âm dương và ngũ hành, là người đầu tiên vận dụng thuyết
âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung.
17501751 Ý là điểm nằm trúng quẻ Tốn trong trận bát quái.
17541755 Qua cửa Hàm Quan hóa người Hồ: Lão Tử “quá Hàm quan, hoá
Hồ thành Phật” là một trong nhiều câu truyện liên quan đến nguồn gốc nhà
Phật được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc. Truyện kể Lão Tử thấy nhà
Chu suy vi nên bỏ đi, lúc qua cửa Hàm Quan, quan coi cửa là Doãn Hỷ có
gợi ý ông viết một thứ gì đó truyền lại, Lão Tử bèn làm cuốn Đạo Đức
Kinh nổi tiếng. Truyền thuyết kể ông sống đến một trăm sáu mươi hoặc hai
trăm tuổi, song le còn một thuyết khác nói ông không qua đời mà đã đến
Ấn Độ, thành Phật và lập ra Phật giáo, giáo hoá dân Ấn Độ, tức là “Lão Tử
hoá (thành người) Hồ”. Trong Tây Du Ký, chương 52, Thái Thượng Lão
Quân có nhắc về việc ông “quá quan hoá Hồ” để kể lai lịch Kim Cương trát
và con yêu ở động Kim Đâu cho Tôn Ngộ Không biết. Sau đó ở một
chương cũng trong Tây Du (mình quên mất chương nào rồi), để chứng tỏ
địa vị của Phật giáo cao hơn Nhiên Đăng Cổ Phật, ông cũng nhắc lại với
Quan Âm câu chuyện mình qua cửa Hàm Quan.
17581759 Quảng Thành Tử đá tung lò luyện đan.
17621763 Mặc Địch dựng thang mây.
17661767 Lỗ Ban ráp kèo mái.
17701771 Liệt Tử, họ Liệt, tên Khấu hoặc Ngự Khấu, người nước Trịnh
(có lẽ là dưới thời Trịnh Mục Công), nhà tư tưởng đầu thời Chiến Quốc.
Ông tôn sùng sự vô vi thanh tịnh trong tư tưởng, tiêu dao phiêu hốt trong
hành động. Sách xưa chép ông đi mây về gió, nhằm nhấn mạnh sự tiêu sái
của ông. Trên thực tế thì Liệt Tử sống vô cùng khốn quẫn. Đời sau, Trang
Tử có chép rằng: Tử nhà nghèo, mặt mũi hiện vẻ đói ăn. Tuy thế ông rất có
cốt cách, quan to nhà Trịnh đưa lương thực tới biếu, ông đều kiếu từ. Sở
học của Liệt Tử lấy gốc từ Hoàng Đế và Lão Tử. Tác phẩm tiêu biểu của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.