nay ta thua cũng không oan mà.” Rồi xá Văn Tĩnh: “May được thiên tuế
liều mình cứu mạng, nếu không Lưu mỗ và môn nhân chẳng ai tránh được
tai họa rồi.”
Nghe họ một hai gọi mình là thiên tuế, Văn Tĩnh thấy người râm ran như
có kiến bò, ngứa ngáy khó chịu, nhưng không biết giãi bày thế nào, chỉ
đành ừ hữ.
Tiết Dung nói: “Nhắc tới Bạch tiên sinh, sáng nay có người bạn kể với Tiết
mỗ là mới gặp ông ấy, thấy ông cùng Đoan Mộc tiên sinh, Nghiêm huynh
và, ờ, một ông già nữa, đều cuống quýt nhắn hỏi Tiết mỗ tin tức về thiên
tuế. Nghe nói thiên tuế mất tích, Tiết mỗ phát hoảng lên.” Kể tới đây, y run
run.
Văn Tĩnh giật mình: “Họ đã qua Kiếm Môn rồi ư?” đoạn ngoảnh đầu nhìn
quanh, bụng thấp thỏm.
Tiết Dung đáp: “Vâng. Nhờ trời thiên tuế bình an vô sự. Chẳng hay… vì
sao thiên tuế thất tung…” chợt nhận thấy vẻ nhớn nhác của Văn Tĩnh, cho
rằng gã còn ẩn tình gì khác không muốn thổ lộ, y bỏ lửng câu.
Văn Tĩnh ngập ngừng thốt ra điều khiến lòng lo lắng nhất: “Bạch… Bạch
tiên sinh và những người kia liệu có ở gần đây không?”
Hơi ngạc nhiên vì biểu hiện kỳ quái của Văn Tĩnh, song nghĩ chắc chỉ do
gã quan tâm đến thuộc hạ mà thôi, Tiết Dung cũng không bận nghi ngờ,
bèn đáp: “Quanh quanh đây thì phải…”
Văn Tĩnh tái mặt, toan mượn cớ lỉnh đi, chợt nghe thấy Lưu Kình Thảo hỏi:
“Bạch tiên sinh có phải là Song tuyệt tú tài Bạch Phác Bạch đại hiệp
không?”
Tiết Dung gật đầu: “Đúng đấy!”
Lưu Kình Thảo cả mừng: “Ông ấy cũng đến ư? Song tuyệt của Bạch tiên
sinh là trỏ vào quyền và kiếm, ngày xưa ông ấy đã từng nắm trọn vùng
Hoài Thủy, vung kiếm trấn áp cả Thê Hà Thập nhị bảo, danh động Giang
Nam. Có dạo rất lâu rồi, Lưu mỗ hữu duyên gặp mặt ông ở Xuyên trung
một lần, võ công quả thực thâm bất khả trắc, Lưu mỗ kính phục vô cùng.
Nếu đúng là Bạch tiên sinh thì có lẽ sẽ thắng được tên môn nhân Hắc Thủy
kia đấy.” Tự nhiên tìm được một cao thủ góp sức báo thù, Lưu Kình Thảo