các vườn cải xoong thông thường khác, nếu không, những vật thể kinh
khủng kia đã không thể bị giấu dưới làn nước. Dòng chảy qua đó tuy liên
tục nhưng rất chậm. Nhánh sông nhỏ quanh co qua các đồng cỏ mà tại một
trong số đó, người ta đã tạo ra mảnh vườn cải xoong này. Ở đây quanh năm
có các loài động vật với bộ lông dày xốp vốn là nạn nhân của tính thích ăn
thịt của con người, đã ăn cỏ và sản xuất ra loại thịt gọi là thịt cừu. Vài năm
trước, những con cừu này nhiễm một căn bệnh gọi là sán lá gan, đến đây
chúng ta sẽ đi lạc đề một chút sang lĩnh vực bệnh lý học.
Sán lá gan là căn bệnh có nguồn gốc khá ly kỳ. Nguyên nhân là do một
loại giun dẹt nhỏ tức là sán lá gan, sống ký sinh trong gan và ống mật của
cừu.
Làm sao loại giun này vào được gan cừu? Đây mới là điểm ly kỳ. Chúng
ta hãy cùng tìm hiểu.
Vòng đời của chúng bắt đầu từ lúc trứng của loài sán phát tán trong các
dòng suối hoặc rãnh nông chạy qua đồng cỏ. Trứng có một bộ phận như cái
nắp, sẵn sàng mở để một sinh vật nhỏ xíu đầy lông lá bơi ra ngoài đi tìm
loài sên nước mà các nhà nghiên cứu gọi là Limnosa truncatula. Khi tìm
được một con sên, nó sẽ chui vào cơ thể sên và bắt đầu phát triển dần lên.
Rồi nó sính ra cả đàn giun tí hon giống hệt như mình, các sinh cật nhỏ được
gọi là ấu trùng và tới lượt chúng lại đẻ ra thêm con đàn cháu đống nữa.
Việc này cứ thế tiếp diễn vài thế hệ, nhưng rồi tới một thế hệ ấu trùng mà
thay vì sinh ra thêm ấu trùng giống như mình, thì chúng lại đẻ ra một đàn
con khác hẳn: Đầu to, đuôi dài như nòng nọc thu nhỏ, gọi là ấu trùng có
đuôi. Chẳng bao lâu sau loại ấu trùng này chui ra khỏi con sên, và lúc này
vấn đề mới xảy ra: Loài sên này thỉnh thoảng có thói quen rời khỏi môi
trường nước đi du ngoạn trên đồng cỏ. Vì thế, ấu trùng khi chui ra khỏi ốc
sên rồi rơi xuống cỏ lập tức rụng đuôi và bám chặt vào lá cỏ. Sau đó một
con cừu không hề hay biết gì, tới thưởng thức bữa ăn thanh đạm của mình,
gặm chỗ cỏ đó và nuốt cả ấu trùng vào bụng. Loại ấu trùng này một khi đã