những con khác, nhiệm vụ của ngươi là mỗi ngày mang một con đến cung
điện để làm thịt cho các buổi yến tiệc của ta.”
Kế đó con hươu Banyan, lòng tràn đầy tinh thần của Đức Phật, nói vói
tất cả các con hươu khác:
“Nếu chúng ta bị săn bắn, mỗi ngày không chỉ có một, mà sẽ có nhiều
con hươu bị thương tích. Chúng ta hãy đương đầu với việc này một cách
dũng cảm và hãy rút thăm. Con hươu nào rút phải thăm sẽ tự nguyện chết vì
lợi ích của cả đàn.”
Một ngày kia lá thăm rơi vào một con hươu cái đang có mang. Con hươu
này lại đi cùng đàn hươu kia. Nó đến gặp con hươu đầu đàn của mình và
năn nỉ xin đuợc sống cho đến khi sinh ra hươu con.
“Chúng ta không thể có ngoại lệ được,” con hươu đầu đàn buồn bã nói.
Nhưng trong cơn tuyệt vọng, con hươu cái đến gặp hươu Banyan, và
chàng bảo nó an tâm quay trở về đàn.
“Ta sẽ đi thay chỗ cho ngươi,” chàng nói.
Trong tâm trí của mình, chàng họa sĩ đang sống trong hình hài của con
hươu Banyan và chàng cảm thấy sự dịu dàng mà chàng dành cho hươu cái
và hươu con chưa ra đời lấn át sự sợ hãi và giúp chàng vui vẻ bước đến chỗ
người thợ săn. Nhưng khi ông ta thấy nó chính lả con hươu đầu đàn, ông
liền báo cho đức vua biết.
“Chẳng phải ta đã ban mạng sống cho ngươi hay sao?” nhà vua ngạc
nhiên hỏi.
Lúc này con hươu Banyan lấy giọng người để trả lời.
“Thưa đức vua!” chàng nói, “một con hươu cái có mang rút trúng phải
thăm. Nhưng tôi không thể yêu cầu môt con hươu khác đi chết thế cho nó.”
Cảm động vì tấm lòng quảng đại của con hươu, nhà vua cho phép cả
chàng lẫn con hươu cái đuợc sống.